HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở VIỆT NAM VÀ NGUYÊN NHÂN.

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Trang 51 - 54)

CẤU KINH TẾ Ở VIỆT NAM VÀ NGUYÊN NHÂN.

1. Đối với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

Mặc dù cơ cấu ngành đã có những chuyển biến tích cực nhưng sự chuyển dịch giữa các ngành và trong từng ngành còn chậm và chưa hợp lý.

- Cơ cấu ngành công nghiệp và cơ cấu sản phẩm công nghiệp chậm chuyển dịch theo hướng hiệu quả, tăng sức cạnh tranh và phát huy lợi thế của từng ngành sản xuất công nghiệp. Việc này là do chúng ta chỉ chú trọng đến đầu tư mở rộng, phát triển công suất sản xuất, chỉ coi trọng quy mô mà chưa

quan tâm nhiều đến đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu phù hợp với thị trường. Một lý do nữa khiến cho việc chuyển dịch trong ngành còn chậm chạp là do công tác dự báo, xây dựng và quản lý quy hoạch công nghiệp chưa tốt, dẫn tới việc đầu tư dàn trải, theo phong trào và phát triển quá mức trong một số ngành như xi măng, mía đường, lắp ráp xe gắn máy 2 bánh, ôtô, rượu, bia,…. Điều này vừa gây lãng phí, kém hiệu quả trong đầu tư, vừa gây mất cân bằng cung cầu trên thị trường. Vốn đầu tư vào lĩnh vực giao thông vận tải, bưu điện còn dàn trải, chưa tập trung có trọng điểm để hoàn thành đúng tiến độ, dứt điểm theo kế hoạch.

- Vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn còn chưa tương xứng.

Chưa chú ý nhiều đến đầu tư nhằm nâng cao chất lượng phát triển nông nghiệp như đầu tư phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, đầu tư cho hệ thống giống cây trồng, vật nuôi, chế biến nông sản, mạng lưới cơ sở hạ tầng phát triển nông nghiệp. Tuy đã có những chuyển biến tích cực trong chuyển dịch cơ cấu song sản phẩm của các ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản vẫn chủ yếu dưới dạng thô, sơ chế. Điều này làm cho nông sản của Việt Nam thường bị ép giá và hiệu quả xuất khẩu không cao.

- Vốn đầu tư vào giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, y tế còn ở mức thấp so với nhu cầu và so với mức đầu tư của các nước trong khu vực. Vì vậy, ảnh hưởng không ít đến việc phát triển và nâng cao chất lượng phục vụ của các ngành này.

- Trong lĩnh vực dịch vụ, việc đầu tư hầu như chưa đạt hiệu quả tương xứng.

Trong khi tỷ trọng vốn đầu tư tập trung cho ngành này thì tỷ trọng của ngành này qua các năm không thay đổi nhiều trong cơ cấu của GDP. Nguyên nhân là do thiếu kinh nghiệm quản lý, yếu kém về cơ sở vật chất va tâm lý ngại rủi ro còn tồn tại trong một bộ phận không nhỏ của dân cư.

2. Đối với cơ cấu vùng kinh tế.

- Đầu tư còn mang tính bình quân, dàn trải. Ở một số vùng đặc biệt khó khăn như Miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ có nền kinh tế chậm phát triển, tỷ lệ hộ nghèo cao nhưng chưa được đầu tư đúng mức để tạo ra những chuyển biến rõ nét về phát triển kinh tế của vùng.

- Đầu tư phát triển trong các vùng kinh tế trọng điểm chưa đạt được hiệu quả cao. Đầu tư chưa thực sự gắn với quy hoạch ngành, vùng nên có sự chồng chéo, lãng phí. Nhiều dự án đầu tư hiệu quả thấp, nhất là trong việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở nhiều nơi chưa được phát huy. Việc đầu tư ở các khu công nghiệp thiếu sự phối hợp giữa các địa phương trong vùng nên nhiều địa phương có những khu công nghiệp với chức năng tương tự nhau dẫn đến tình trạng cạnh tranh không cần thiết, chèn ép lẫn nhau để thu hút vốn đầu tư trong khi các kết cấu hạ tầng lại chưa được quan tâm đúng mức.

- Trong quá trình ra quyết định đầu tư, nhiều địa phương còn lúng túng trong việc xác định những thế mạnh của vùng để đầu tư một cách đúng đắn. Điều này dẫn đến việc sử dụng kém hiệu quả các nguồn lực của vùng, đặc biệt là việc sử dụng tài nguyên Đất, nước, khoáng sản...

- Mặc dù đầu tư đã góp phần thu hẹp khoảng cách giữa nhiều địa phương song bản thân nó vẫn tiềm ẩn sự chênh lệch lớn về phát triển giữa nông thôn và thành thị, giữa vùng chậm phát triển và vùng phát triển.

3. Đối với cơ cấu thành phần kinh tế.

- Khu vực kinh tế nhà nước chiếm đại bộ phận trong các ngành kinh tế quan trọng, giành vị trí có lợi nhất trong kinh doanh và được hưởng nhiều ưu đãi của Nhà nước. Mặc dù vậy, nhưng hiệu quả kinh doanh kém, chưa thể hiện

vai trò làm chủ trong nền kinh tế quốc dân, số doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ còn nhiều. tiến đọ thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp còn chậm, chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về cơ chế huy động vốn của doanh nghiệp Nhà nước.

- Kinh tế tập thể về số lượng gần đây tăng lên, nhưng tỷ trọng về nhiều chỉ tiêu còn thấp và giảm, tỷ trọng GDP còn thấp, quy mô hợp tác xã còn nhỏ, hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa đáp ứng được yêu cầu xã viên và đòi hỏi của thị trường, cơ sở hạ tầng còn lạc hậu.

- Kinh tế cá thể ở nước ta bộc lộ nhiều hạn chế như: sản xuất phân tán, manh mún, quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, năng lực nội tại còn thấp. Do vậy, có nhiều khâu kinh tế hộ không đủ sức làm hoặc làm không có lợi bằng kinh tế tập thể.

- Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tuy thu hút từ bên ngoài được một lượng vốn lớn nhưng chênh lệch giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện còn rất lớn, tính minh bạch trong các dự án sử dụng nguồn vốn ODA chưa cao gây mất lòng tin đối với nước viện trợ.

CHƯƠNG III:

MỐT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÁC ĐỘNG ĐẾN CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÁC ĐỘNG ĐẾN

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ.

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w