II. THỰC TRẠNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ.
1. Thực trạng tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
1.2. Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp và xây dựng.
nghiệp và xây dựng.
Cơ cấu công nghiệp có sự chuyển dịch khá, nhất là giai đoạn từ năm 1998 đến nay. Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 32,08% GDP (năm 1997) lên tới 36,73% (năm 2000) và 41,0% (năm 2005). Trong ngành công nghiệp sự tăng nhanh của tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến (từ 78,7% năm 2000 lên tới 81,23% năm 2004 tính theo giá thực tế) và sự giảm tỷ trọng của công nghiệp khai thác mỏ (từ 15,7% xuống còn 12,8%), tăng tỷ trọng của công nghiệp sản xuất và phân phối điện, ga, nước (từ 5,6% lên 5,9%) trong thời kỳ tương ứng đã phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu đúng hướng. Nếu xét theo tiêu thức công nghệ, càng thấy rõ hơn xu hướng chuyển dịch cơ cấu trong ngành công nghiệp những năm qua là tích cực, theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta. Bởi, các ngành công nghiệp có công nghệ cao ngày càng được mở rộng và phát triển nhanh, tạo ra những sản phẩm tiêu dùng có giá trị cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày một nâng lên ở trong nước và tham gia xuất khẩu, như ô-tô, sản phẩm điện tử, tàu thủy... Các ngành có trình độ công nghệ trung bình và thấp phát triển ở tốc độ trung bình và thấp để sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng chưa quá khắt khe của thị trường trong nước, cũng như nhằm duy trì cung cấp những sản phẩm thông thường thiết yếu cho nhân dân..
Khu vực công nghiệp và xây dựng chuyển dịch theo hướng tích cực và
ngày càng hợp lý hơn, tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp có khả năng
phát huy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước; đẩy mạnh xuất khẩu như chế biến nông lâm thủy sản, da giày, may mặc…; ngành
xây dựng đạt trình độ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế. Ngành điện, ga , nước giữ ở mức tỷ trọng ổn định, tỷ trọng ngành công nghiệp khai thác có xu hướng giảm xuống. Tuy nhiên, tỷ trọng ngành công
nghiệp chế biến tăng không nhiều do các ngành công nghiệp gia công lắp ráp chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Giá trị sản xuất công nghiệp những năm qua tăng trưởng nhanh nhưng chủ yếu tăng ở các ngành may mặc, da dày, lắp ráp ô tô, lắp ráp máy tính, lắp ráp xe máy có giá trị tăng thệm chỉ chiếm 10-15% giá trị sản xuất.
Tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp vẫn còn chậm, chất lượng tăng trưởng còn thấp. Các ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, phân lớn đầu vào cho quá trình sản xuất công nghiệp vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp chiếm khoảng 85% giá trị tăng thêm của khu vực công nghiệp và xây dựng với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 10,1%, trong đó công nghiệp chế biến tăng 11,69%/năm, điện ga nước tăng 12,15%/năm. Riêng công nghiệp khai thác có tốc độ tăng bình quân hàng năm không cao, chủ yếu do sản lượng khai thác dầu thô tăng chậm. Giá trị tăng thêm của ngành xây dựng bình quân hàng năm đạt 10,75% cao hơn tốc độ tăng của ngành công nghiệp, tuy vậy công tác giải phóng mặt bằng chậm, chi phí lớn, công tác quản lý vẫn chưa tốt gây thất thoát, lãng phí.
1.3. Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ.
Trong lĩnh vực dịch vụ, đã có bước phát triển nhảy vọt cả về chất và lượng, nhất là từ thập niên 90 của thế kỷ XX trở lại đây. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực này lại không đều qua các thời kỳ khác nhau, thể
hiện nổi bật qua việc tăng nhanh của ngành dịch vụ trong thời kỳ 1990 - 1995, sau đó liên tục bị giảm sút và chỉ có dấu hiệu phục hồi nhẹ trong một vài năm gần đây. Điều đó khiến tỷ trọng của ngành dịch vụ trong GDP, sau khi tăng tương đối mạnh trong thời kỳ 1990 - 1995 (năm 1995 đạt 44,06%) đã liên tục bị giảm: năm 1996 còn 42,51%; năm 1997 còn 42,15%; năm 1998 còn 41,73%; năm 1999 còn 40,08% và năm 2005 còn 38,1%. Điều đáng lo ngại là tỷ trọng của một số ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu của lĩnh vực dịch vụ và trong cơ cấu GDP còn thấp như ngành tài chính - ngân hàng, khoa học - công nghệ, vận tải, viễn thông, dịch vụ kinh doanh. Và, mặc dù đã xuất hiện một số ngành dịch vụ mới trong lĩnh vực dịch vụ, nhưng nhìn chung tỷ trọng của khu vực dịch vụ trong cơ cấu nền kinh tế của nước ta vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực, biểu hiện một sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa hiệu quả và theo hướng hiện đại.
Khu vực dịch vụ nhìn chung không tăng được tỷ trọng trong cơ cấu
tổng sản phẩm trong nước, chủ yếu là do những ngành tạo ra nhiều lợi
nhuận chưa được tập trung đầu tư thích đáng, chưa được đầu tư theo chiều sâu: Ngành tài chính ngân hàng, bảo hiểm, du lịch. Tuy nhiên, trong những năm qua một số ngành dịch vụ vẫn có mức tăng trưởng khá như: Thương mại, khách sạn, nhà hàng, vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc, tài chính, tín dụng…
Khu vực dịch vụ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nước ta, chính vì vậy tại nghị quyết đại hội đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra mục tiêu tăng trưởng dịch vụ bình quân hàng năm là 7% và phấn đấu đến năm 2010 giá trị gia tăng thêm của khu vực dịch vụ phải chiếm từ 42-43% tổng sản phẩm trong nước. Tốc độ tăng bình quân hàng năm về giá trị tăng thêm của khu vực dịch vụ giai đoạn 2001-2005 đạt 6,96% cao hơn mức tăng
5,69% của giai đoạn 5 năm trước đó 1996-2000. Trong đó năm 2004 tăng 7,3%/năm và năm 2005 tăng 8,5%/năm.
Các ngành dịch vụ kinh doanh( thương mại, khách sạn, nhà hàng, vận tải, thông tin liên lạc, tài chính ngân hàng, kinh doanh tài sản, dịch vụ tư vấn liên quan) nhìn chung có mức tăng trưởng cao, đây đều là những ngành có rất nhiều tiềm năng đề phát triển trong giai đoạn tới.
Ngành giao thông vận tải cũng thu hút đựoc lượng vốn lớn của xã hội. Năm 2005 ngành đã tiến hành làm mới, nâng cấp và cải tạo 4575 km quốc lộ và trên 65000 km giao thông nông thôn, năng lực thông quan cảng biển tăng 23,4 triệu tấn, cảng sông tăng 17,2 triệu tấn, qua các sân bay tăng 8 triệu lượt khách.
Ngành thông tin liên lạc tiếp tục được đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đổi mới công nghệ. Đến cuối năm 2005, cả nước có trên 15,8 triệu thuê bao điện thoại, trong đó có 8,7 triệu thuê bao di động và 7,1 triệu thuê bao điện thoại cố định.
Ngành giáo dục đào tạo đang được tập trung đầu tư phát triển. Đến cuối năm 2005 đã hoàn thành chương trình kiên cố hoá trường học, lớp học. Tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước đã phổ cập giáo dục tiểu học. Năm học 2004-2005 trên cả nước có 230 trường đại học và cao đẳng, 285 trường trung học chuyên nghiệp và 236 trường dạy nghề, so với năm 2000 số lượng đã tăng thêm 70% và quy mô vốn đầu tư cho giáo dục đã tăng thêm 40%. Ngành y tế tiếp tục được đầu tư phát triển. Đến cuối năm 2004, cả nước đã có 97,6% số xã, phường và thị trấn có trạm y tế, bình quân đạt 6,1 bác sĩ/ 1 vạn dân, tăng 1,1 bác sĩ so với năm 2000.