THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở VIỆT NAM.
Qua những phân tích, đánh giá ở trên chúng ta thấy rằng tác động của
hoạt động đầu tư tới việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam đã và đang có những thành tựu đáng kể, góp phần không nhỏ vào sự thúc đẩy nền kinh tế phát triển và thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Tuy nhiên cũng phải thẳng thắn thừa nhận rằng đầu tư không phải lúc nào cũng đem lại hiệu quả tốt. Sự đầu tư dàn trải manh mún, không đúng nơi, đúng chỗ sẽ kéo theo sự phát triển chậm chạp, dậm chân tại chỗ của những ngành, vùng, thành phần kinh tế hoặc cũng có thể phản tác dụng ngược trở lại. Điều này làm tổn hại đến nền kinh tế gây thất thoát vốn đâu tư và làm giảm long tin của nhân dân vào các chính sách của Đảng. Từ những thực trạng đã nêu trên, chúng ta sẽ có một số giải pháp như sau:
1. Giải pháp về quy hoạch và dự báo
Có nhận thức đúng đắn hơn về chính sách bảo hộ thị trường nội địa. Cần xác định rõ những mặt hàng cung cấp cho thị trường trong nước, và những mặt hàng cần tập trung đầu tư, khuyến khích để phục vụ xuất khẩu. Nếu sản xuất trong nước (theo cách tiếp cận sử dụng các nguồn lực hiệu quả) quá tốn kém so với hàng nhập khẩu, thì tốt nhất nên hạn chế sản xuất để dành các nguồn lực cho những mặt hàng xuất khẩu, từ đó nhập khẩu những mặt hàng rẻ của thế giới. Đối với hàng sản xuất tiêu thụ trong nước cũng không nên có chính sách bảo hộ để khắc phục tình trạng thiên lệch, bất lợi
cho xuất khẩu vì một khi còn duy trì chính sách này thì các doanh nghiệp sản xuất hàng nội địa sẽ có nhiều cơ hội để thu lợi nhuận cao hơn doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu (theo một tính toán của Ngân hàng thế giới, nhờ được miễn thuế nhập khẩu cho các yếu tố đầu vào, việc bán hàng nội địa đã mang lại lãi suất cao gấp 5 lần bán hàng trên thị trường nước ngoài). Điều đó chẳng những không khuyến khích sự chuyển dịch cơ cấu hướng tới xuất khẩu, mà ngay trên thị trường trong nước, những doanh nghiệp sản xuất để bán tại nội địa cũng không có động lực để nâng cao tính hiệu quả, đồng thời làm mất đi lợi thế của Việt Nam trên thị trường thế giới về tài nguyên sẵn có, lao động rẻ, khuyến khích đầu tư trong nước vào những ngành thâm dụng nhiều vốn, được bảo hộ cao như xi-măng, thép, đường, giấy...
Các cơ quan quản lý phải làm tốt chức năng của mình trong công tác quy hoạch và dự báo, phải có chiến lược quy hoạch cụ thể, đồng thời phải biết dự báo các khả năng có thể xảy ra trong tương lai , các thông tin phải luôn được cập nhật thường xuyên để có thể ngăn ngừa và giảm thiểu một cách tối đa những hậu quả xấu đối với nền kinh tế.
Nắm vững đặc điểm của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế để quy hoạch cho hợp lý. Thể hiện ở ba khía cạnh sau đây:
+ Chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường
+ Chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, thực hiện tiến trình công nghiệp hóa
+ Chuyển từ nền kinh tế sản xuất ở mức độ thấp, lạc hậu từng bước xây dựng nền kinh tế trí thức, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong dai hạn, nên xây dựng những công trình quy hoạch, đầu tư có quy mô lớn, tập trung vào những ngành, những vùng, những khu vực có tác động mạnh mẽ đến tăng cường, chuyển dich cơ cấu kinh tế, hiện đại hóa sản xuất và tạo công ăn việc làm.
2. Giải pháp về thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài.
Tỷ lệ vốn FDI thu hút vào lĩnh vực sản xuất vật chất, kết cấu hạ tầng kinh tế tăng (từ 62% năm 1995 lên 85% năm 2000). Vốn đầu tư bên ngoài có vị trí rất quan trọng nhất là khi nguồn tích lũy còn khá thấp như ở nước ta. Thu hút đầu tư bên ngoài không chỉ là cơ hội để tạo vốn mà còn là cơ hội để đổi mới công nghệ, đào tạo cán bộ kỹ thuật có tay nghề cao, quản lý hiện đại và mở rộng thị trường. Vì vậy, vấn đề đặt ra với các cấp quản lý là cần phải có chính sách ưu đãi như thế nào để tăng sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Mục tiêu phát triển giai đoạn tới của Việt Nam phải sẵn sang bước vào nên kinh tế toàn cầu với tư thế chủ động, giư vững ổn định và bảo vệ chủ quyền độc lập. Vì vậy, ngoài chính sách thu hút đầu tư từ nước ngoài thì cần tập trung vào khai thác nguồn nội lực.
3. Đổi mới cơ cấu gắn với nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Các cơ quan quản lý phải tháo gỡ mọi trơ ngại về cơ chế, chính sách để huy động tối đa mọi nguồn lực
Đổi mới và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Cần có những chính sách sử dụng vốn của toàn xã hội có hiệu quả, nâng cao cơ sở vật chất và trình độ công nghệ nhằm thực hiện có kết quả các mục tiêu kinh tế - xã hội. Đồng thời đẩy nhanh hơn việc tích tụ tập trung câc nguồn vốn trong và ngoài nước vào những ngành mũi nhọn và các khu vực kinh tế trọng điểm. Tăng nhanh vốn đầu tư cho công nghệ để thu hẹp dần sự chênh lệch giữa nông thôn với các trung tâ kinh tế lớn.
4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực.
Để nâng cao tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì phát triển nguồn nhân lực là một trong nhưng điều kiện quan trọng hàng đầu. Nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải thực hiện các biện pháp để giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng hàng hóa dịch vụ, buộc doanh nghiệp phải xúc tiến đồng bộ nhiều biện pháp như: đầu tư máy móc thiết bị có năng suất cao, hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý và tổ chức lao động, sử dụng nguyên vật liệu mới… Ngoài ra chi phí lao động với tư cách là chi phí đầu vào có tác động làm ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa và dịch vụ, do đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư vào nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu mới.
5. Giải pháp phát triển khoa học công nghệ.
Đầu tư đúng chỗ không đủ mà còn cần phải đầu tư đúng cách, muốn cơ
cấu kinh tế chuyển dịch một cách phù hợp, đúng hướng một trong những giải pháp quan trọng là phải áp dụng đúng khoa học công nghệ cho từng dây chuyền sản xuất. Trong giai đoạn hiện nay, khoa học công nghệ đã có những bước tiến nhảy vọt và nó đóng vai trò là đầu vào của quá trình sản xuất. Việt Nam vốn là nước phát triển đi lên từ nông nghiệp nên trình độ kỹ thuật công nghệ còn phải học hỏi rất nhiều từ thế giới.Vì vậy, phát triển khoa học công nghệ là điều kiện tiên quyết cho Việt Nam tham gia hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.