Giải pháp quy hoạch

Một phần của tài liệu Một số Giải pháp cho đầu tư phát triển làng nghề truyền thống ở Hà Nội đáp ứng yêu cầu hội nhập (Trang 55 - 56)

I Huyện Gia Lâm

2.1.Giải pháp quy hoạch

2. Một số giải pháp chủ yếu phát triển nghề, làng nghề đáp ứng yêu cầu hội nhập

2.1.Giải pháp quy hoạch

Quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế -xã hội thủ đô đặt ra yêu cầu phả đảm

bảo tính đồng bộ trong phát triển lãnh thổ ngoại thành.Khu vực ngoại thành Hà Nội trong những năm gần đây phải đối mặt với quá trình đô thị hóa nhanh dẫn đến sự thu hẹp đất nông nghiệp, phá vỡ không gian làng, xã truyền thống,

môi trường sinh thái ô nhiễm,áp lực về dân số, việc làm, nhà ở ngày càng lớn và sự nảy sinh những mối quan hệ phức tạp ở nông thôn.

Triển khai lập quy hoạch chi tiết và thực hiện quy hoạch tại một số cụm xã có nghề và làng nghề truyền thống đang phảt triển như :Liên hà, vân hà( Đông Anh), Bát Tràng, Kiêu kỵ( Gia lâm) Cổ nhuế, xuân Phương( Từ Liêm)..

Sự thống nhất về không gian, khu vực phát triển giữa quy hoạch nghề và làng nghề với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội Thủ đô và quy hoạch kinh tế -xã hội các quận/huyện phải được thể hiện trong các quy hoạch chi tiết các làng nghề.Để đảm bảo các yêu cầu trên đòi hỏI việc xây dựng quy hoạch chi tiết cho các làng nghề phải có sự chỉ đạo tập trung của thành phố, phốI họp giữa các ban ngành

Khi quy hoạch các khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp tập trung tại các làng nghề cần tính toán cho một tương lai dài,tránh việc phải điều chỉnh, bổ sung, quy hoạch lại sau một vài năm.

Đối với một số làng nghề có sản phẩm đặc thù ( đồ gỗ, điêu khắc, khảm trai, hàng thủ công mỹ nghệ…), việc quy hoạch khu tập trung ngoài vấn đề bố trí mặt bằng cho sản xuất cần bố trí luôn cả mặt bằng cho kinh doanh, tổ chức giớI thiệu sản phẩm và bán hàng.

Vấn đề cần xử lý tiếp theo là phải thống nhất và tính toán hợp lý giữa quy hoạch các khu sản xuất tập trung tại các làng nghề với việc sắp xếp bố trí lại các khu vực dân cư, nhà cửa,chợ, cơ quan, trường học…Đây là vấn đề rất lớn đòi hỏI bưc xúc ,là cốt lõi của việc thống nhất giữa không gian phát triển nghề với không gian kinh tế-xã hội của làng nghề

Bố trí hợp lí về không gian trong các quy hoạch chi tiết theo định hướng chung còn đặt ra yêu cầu tập trung nguồn lực cho các khu,cụm sản xuất tập trung và những yêu cầu kỹ thuật đối với các khu này.

Bên cạnh việc quy hoạch không gian phát triển cho từng làng nghè còn cần có định hướng quy hoạch không gian chung cho các khu vực làng nghề,vùng nghề để tạo sự thống nhất chung.

Ngoài ra cần có kế hoạch, quy hoạch phát triển làng nghề mới xung quanh các khu công nghiệp tập trung của Thành phố để khai thác tiềm năng, tài nguyênvà lao động trong các làng nghề.

Một phần của tài liệu Một số Giải pháp cho đầu tư phát triển làng nghề truyền thống ở Hà Nội đáp ứng yêu cầu hội nhập (Trang 55 - 56)