Định hướng phát triển làng nghề và làng nghề Hà Nộ

Một phần của tài liệu Một số Giải pháp cho đầu tư phát triển làng nghề truyền thống ở Hà Nội đáp ứng yêu cầu hội nhập (Trang 52 - 55)

I Huyện Gia Lâm

1. Định hướng phát triển làng nghề và làng nghề Hà Nộ

1.1.Quan điểm chỉ đạo:

Hướng chủ đạo phát triển nghề và làng nghề trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn từ nay đến 2010, đặt trong tầm nhìn tới 2015, cần quán triệt mốt số quan điểm sau:

*Phát triẻn nghề và làng nghề của Thành phố phù hợp với quy hoạch phát triển phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô Hà Nội.Củng cố,phát triển nghề và làng nghề trên cơ sở kết hợp giữa kỹ thuật truyền thống và từng bước áp dụng khoa học

công nghệ hiện đại để tạo ra các sản phẩm phù hợp với thị trường, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

*Khôi phục ngành nghề truyền thống và nghien cứu phát triển thêm các làng nghề mới, ưu tiên phát triển những làng nghề có lợi thế về truyền thống văn hóa và thị trường tiêu thụ.Đầu tư phát triển làng nghề theo hướng Nhà nước hỗ trợ đầu tư một phần, chủ yếu huy động vốn trong dân và các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển

*Thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, giảI quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, phù họp với chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngoại thành theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa.Xây dựng các làng nghề theo quy hoạch, đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường và giữ gìn văn hóa truyền thống của địa phương

*Xây dựng hành lang pháp lý,tạo điều kiện phát triển, xây dựng các làng nghề ổn định và bền vững

1.2.Các định hướng chính về phát triển nghề và làng nghề

Quán triệt những quan điểm, định hướng của Trung ương và Thành phố về nhiệm vụ phát triển nghề và làng nghề, định hướng phát triển nghề và làng nghề Thành phố Hà Nội cần cụ thể hóa theo hướng sau:

1.2.1.Phát triển các làng nghề trên cơ sở quy hoạch,kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương,gắn vơi xây dựng nông thôn đổi mới và phát triển ngành nghề mới…

-Phát triển nghề và làng nghề gắn liền với quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị trong đó có phát triển các khu công nghiệp và đô thị mới,với các tuyến đường giao thông

-Phát triển nghề và làng nghề thủ công truyền thống gắn liền với xây dựng nông thôn mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo cơ sở giảI quyết việc làm, tăng thu nhập và sức mua của người dân, góp phần hình thành các trung tâm công nghiệp và dịch vụ nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa

-Phát triển ngành nghề góp phần tăng hàng hóa có chất lượng phục vụ tiêu dùng, phục vụ xuất khẩu và phục vụ du lịch

1.2.2.Phát triển nghề và làng nghề Hà Nội phải gắn với bảo tồn, khôi phục bản sắc văn hóa dân tộc, gắn với kỉ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, bao gồm:

-Phát triển nghề và làng nghề góp phần bảo tồn,tôn tạo và xây dựng các giá trị văn hóa truyền thống,các công trình văn hóa.Phát triển các làng nghề,phố nghề thủ công ở Hà Nội cần lưu ý đến việc lưu giữ những dấu ấn lịch sử của nghề

-Đối với một số ngành nghề truyền thống lâu đời đã, đang bị mai một, nếu không có điều kiện để phục hồI, phát triển trở lại cần phải nghiên cứu kỹ, nếu sản phẩm thực sự tiêu biểu có tính truyền thống văn hóa cao cần được hỗ trợ để lưu giữ lại nghề ở quy mô nhỏ nhằm thu hút du lịch, phục vụ công tác bảo tang, bảo tồn…

1.2.3.Phát triển các nghề và làng nghề xuất phát từ tiềm năng nhu cầu thị trường,nhu cầu xã hội:Phát triển các nghề và làng nghề phải xuất phát từ tiềm năng và nhu cầu thị trường, nhu cầu xã hội đối với mỗi nghề, trong đó có quan tâm kế thừa kỹ thuật truyền thống tinh xảo kếy hợp với cảI tiến hoặc đổi mới phương thức thực hiện nhằm tạo ra các sản phẩm có giá trị văn hóa nghệ thuật , mỹ thuật và tính thương mại cao

1.2.4.Phát triển nghề và làng nghề theo hướng tập trung sản xuất nhưng cần giữ gìn và phát triển kỹ thuật sản xuất,phong cách sản xuất truyền thống nhằm tạo ra nhiều sản phẩm vừa có tính sáng tạo,tính thương mại nhưng vẫn mang các giá trị truyền thống đặc trưng của làng nghề Hà Nội

-Xu hướng chung trong phát triển làng nghề là phát triển sản xuất tập trung theo mô hình cụm làng nghề, doanh nghiệp làng nghề hoặc cụm tiểu thủ công nghiệp tập trung

-Tùy thuộc vào mỗi nghề mà có các mức độ duy trì kỹ thuật truyền thống khác nhau

-Đối với một số nghề chỉ cần có sự lựa chọn để giữ lại những nét điển hình của phong cách truyền thống còn các yếu tố khác thì có thể cảI tiến nâng cao chất lượng, sản xuất hàng lọat

1.2.5. Trong phát triển nghè và làng nghề cần chú trọng kết hợp truyền thống với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào các công đoạn sản xuất.Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển các nghề và làng nghề mới 1.2.6.Phát triển, mở rộng sản xuất các làng nghề phải đảm bảo cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường, duy trì chất lượng sống khu vực dân cư tại địa phương có làng nghề

1.2.7.Phát triển các nghề và làng nghề ngành nghề thủ công mỹ nghệ có nhiều tiềm năng và nhu cầu lớn của thị trường nhằm phát huy kỹ thuật, tay nghề, thu hút

nhiều lao động,góp phầ giảI quyết việc làm,ổn định đời sống nhân dân khu vực ngoại thành

1.3 Mục tiêu phát triển chủ yếu

-Khôi phục, duy trì và tiếp tục phát triển các làng nghề, phố nghề truyền thống ,

trong đó;

Khu vực nội thành : các phố nghề như giấy sắc BưởI( Tây hồ), đúc đồng ngũ xã, bánh cốm hàng Than, vàng mã ( Yên Hòa), tranh hàng Trống, may da Hà Trung.. Khu vực ngoại thành: phát triển mạnh các làng nghề truyền thống đang có tiềm năng về sản phẩm, thị trường và phục dựng các nét văn hóa truyền thống của làng nghề như: gốm sứ Bát Tràng, dát quỳ vàng Kiêu kỵ( Gia Lâm)…

-Phát triển kinh tế làng nghề phục vụ mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của làng nghề và mở rộng thị trường sản phẩm.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong các làng nghề, đến năm 2010 là công nghiệp-thương mại và dịch vụ-nông nghiệp trong đó GTSX TTCN làng nghề chiếm trên 70% GTSX công nghiệp ngoài quốc doanh tại các làng nghề

-Xây dựn các cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp-làng nghề tập trung trên địa bàn các huyện ngoại thành,t rong đó xem xét lựa chọn các ngành nghề phù hợp nhằm nâng cao năng suất lao động,cảI thiện môi trường và tạo điều kiện khôi phục văn hóa truyền thống tại các làng nghề cũ.

-Xây dựng mô hình làng nghề kết hợp với du lịch:Phát triển các nghề và làng nghề theo mô hình kết họp truyền thống với hiện đại,cùng với khu vực nông thôn lân cận nhằm phát triển các vùng du lịch, văn hóa và sinh thái kết hợp với làng nghề.

-Về đào tạo lao động và giảI quyết việc làm; Hình thành lực lượng lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.Kết hợp các hình thức đào tạo, hình thành đội ngũ doanh nhân có trình độ quản lý, trình độ tổ chức kinh doanh, tiếp thị sản phẩm,tạo mẫu mã sản phẩm tại các làng nghề

Một phần của tài liệu Một số Giải pháp cho đầu tư phát triển làng nghề truyền thống ở Hà Nội đáp ứng yêu cầu hội nhập (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w