Xu hướng vận động của làng nghề truyền thống HN

Một phần của tài liệu Một số Giải pháp cho đầu tư phát triển làng nghề truyền thống ở Hà Nội đáp ứng yêu cầu hội nhập (Trang 41 - 43)

I Huyện Gia Lâm

2.3Xu hướng vận động của làng nghề truyền thống HN

Từ sự phân tích thực trạng phát triển của làng nghề truyền thống Hà Nội, ta thấy đến nay làng nghề truyền thống phần nhiều có sự thay đổi.Diện mạo của các làng nghề ngày nay tuy vẫn kế thừa được những nét truyền thống nhưng lại xuất hiện đan xen nhiều yếu tố mới.Xem xét xu hướng vận động của làng nghề truyền thống dưới tác động của quá trình hội nhập , ta có thể khái quát ở một số điểm sau đây:

*Làng nghề truyền thống Hà Nội phát triển theo hướng đẩy mạnh áp dụng khoa học –công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất kinh doanh .

Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội thủ đô xác định khoa học công nghệ là động lực cho phát triển.Thực tế ngày nay khoa học công nghệ đã và đang góp phần tạo ra những biến đổi to lớn về các mặt cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ và phương pháp sản xuất…Quá trình hiện đại hóa với sự áp dụng KHKT và công nghệ hiện đại đã tạo ra một sự biến đổi rõ rệt cả về lượng và chất trong sản xuất của các làng nghề.

*Từ làng nghề truyền thống đã và đang hình thành, phát triển các làng công nghiệp.Trong quá trình vận động và phát triển của làng nghề truyền thống đã xuất hiện một số làng công nghiệp, đây là một hiện tượng mới có thể coi là hạt nhân của quá trình phát triển theo hướng CNH-HĐH.Những làng công nghiệp thường tập trung ở các làng nghề cơ khí, giấy,mộc,dệt,gốm…..Sự hình thành và phát triển các làng công nghiệp với những mặt tích cực và hạn chế của nó đã tạo nên một nhân tố mới để phát triển các làng nghề truyền thống theo xu hướng phù hợp với nền kinh tế thị trường

*Làng nghề truyền thống tồn tại và phát triển cùng với sự hình thành nhiều làng nghê mới.Do tác động của các yếu tố kinh tế-xã hội nên bên cạnh các làng nghề truyền thống đã hình thành và phát triển những làng nghề mới.Do áp lực của dân số tăng nhanh, yêu cầu việc làm cho lao động nông thôn ngày càng bức thiết.Các làng nghề mới đã ra đời và phát triển từ nhiều phương thức khác nhau; phổ biến nhất là sự phát triển lan tỏa của làng nghề truyền thống sang các làng lân cận, hình thành nên nhìều làng nghề mới.ví dụ như làng gốm Xuân Quan( hưng yên) được hình thành do có nhiều người làm thuê cho Bát Tràng sau khi tích lũy được một phần vốn và học được nghề đã về làng đầu tư mở lò gốm riêng.

Như vậy việc hình thành các làng nghề mới là tất yếu phù hợp với xu hướng phát triển của một nước đang phát triển như nước ta.

Sự phát triển theo chiều rộng của làng nghề truyền thống được thể hiện ở quy mô,sản lượng và tốc độ tăng trưởng đạt tương đối khá.Quá trình hội nhập với những tác động từ việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế,áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng nông thôn đã tạo điều kiện và thúc đẩy làng nghề truyền thống phát triển trên một phạm vi ngày càng rộng lớn.

Không chỉ phát triển theo chiều rộng mà làng nghề truyền thống còn chú ý phát triển theo chiều sâu, xu hướng này thể hiện rất rõ ở trình độ chuyên môn hóa hiệp tác hóa ngày càng cao, đồng thời thể hiện ở sự đầu tư sản xuất, tập trung vốn, đổi mới công nghệ cho những khâu trọng yếu nhất,c so vai trò quyết định đến tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

*Phát triển hình thức du lịch làng nghề

Chúng ta biết rằng tiềm năng du lịch ở các làng nghề truyền thống hiện nay là rất lớn. Mỗi làng nghề gắn với một vùng văn hóa,hệ thống di tích và truyền thuyết riêng,với cung cách sáng tạo sản phẩm riêng.Một số làng nghề truyền thống đã phát triển hình thức này ( như Bát Tràng- Gia Lâm..)coi đây là một trong những cách thức nhằm giới thiệu, quảng cáo làng nghề và sản phẩm truyền thống, qua đó tạo lập thị trường tiêu thụ sản phẩm.Làng gốm Bát Tràng đã thực sự thu hút khách du lịch, tham quan,tìm hiểu sản phẩm truyền thống, quy trình và phương pháp sản xuất, tìm hiểu thị trường và ký kết hợp đồng kinh tế.

Từ thực tế vận động và phát triển của làng nghề truyền thống trong những năm đổi mới vừa qua đã thấy được xu hướng vận động của làng nghề truyền thống Hà Nội trong giai đoạn hiện nay theo chiều hướng tích cực là một tất yếu khách quan dưới tác động của quá trình hội nhập kinh tế.

Một phần của tài liệu Một số Giải pháp cho đầu tư phát triển làng nghề truyền thống ở Hà Nội đáp ứng yêu cầu hội nhập (Trang 41 - 43)