Các ngành nghề thủ công mỹ nghệ phát triển vừa nâng cao đời sống nhân dân vừa đóng góp vào ngân sách địa phương, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ

Một phần của tài liệu Một số Giải pháp cho đầu tư phát triển làng nghề truyền thống ở Hà Nội đáp ứng yêu cầu hội nhập (Trang 44 - 46)

I Huyện Gia Lâm

b.Các ngành nghề thủ công mỹ nghệ phát triển vừa nâng cao đời sống nhân dân vừa đóng góp vào ngân sách địa phương, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ

vừa đóng góp vào ngân sách địa phương, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa.

Theo kết quả khảo sát của Viện nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội Hà Nội tháng 10/2003 cho thấy thu nhập trung bình của các hộ sản xuất nghề gấp 4 lần so với thu nhập của các hộ thuần nông tại các huyện ngoại thành Hà Nội.Điều dễ dàng nhận thấy, những làng có nghề thủ công có mức sống cao hơn hẳn những làng sản xuất thuần nông.

Việc khôi phục phát triển ngành nghề, phát triển các doanh nghiệp nhỏ, các hộ làm nghề ở nông thôn ngoại thành một mặt tạo việc làm, tăng thu nhập và sức mạnh cho người dân nông thôn, mặt khác có vai trò tích cực trong việc thay đổi tập quán sản xuất nhỏ, phân tán sang sản xuất hàng hóa, kết hợp thủ công nghiệp với nông nghiệp, mở rộng dịch vụ, hình thành thị trường hàng hóa, thị trường lao động nông thôn..

Do đó phát triển nghề và làng nghề tác động trực tiếp đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lao động ở nông thôn.

c. Sự phát triển các ngành nghề thủ công đã đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng và góp phần tăng khối lượng hàng hóa xuất khẩu, hoạt động dịch vụ du lịch của thành phố.

Do mức sống người dân thành phố ngày một cao hơn cùng với việc phát triển giao lưu văn hóa trong quá trình đổi mới vừa qua, nên nhu cầu sử dụng hàng thủ công nhất là hàng thủ công mỹ nghê ngày một tăng về khối lượng và chủng loại.

Nhiều gia đình, cơ quan đã chọn mua hoặc đặt hàng các loại bàn ghế, tủ chạm khảm, salon song mây, đôn, chậu cảnh, tranh ảnh, hoa lụa, đồ giả cổ…. để sử dụng trang trí trong nhà, nơi làm việc-Ngoài hàng nội thất, các loại quà tặng,

hàng lưu niệm, đồ trang sức….cũng được nhiều người mua dùng.Nhiều công trình xây dựng đã dùng sản phẩm của làng nghề và vật liệu xây dựng trang trí. Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam nói chung,Hà Nội nói riêng được người nước ngoài ưa thích, ở cả châu Âu và một số nước châu Á.Nhiều khách hàng nước ngoài dã biết đến và yêu thích hàng mỹ nghệ và đó là một trong những nguyên nhân dẫn họ đến du lịch tại Hà Nội.Mặt hàng thủ công mỹ nghệ đã góp phần làm phong phú thị trường xuất khẩu của Hà Nội.

d. Sự phát triển các ngành thủ công mỹ nghệ đã góp phần duy trì bảo tồn di sản văn hóa truyền thống dân tộc.

Hầu hết các nghề thủ công mỹ nghệ đang họat động đều phát triển trên cơ sở kế thừa những thành tựu kỹ thuật truyền thống đã đúc kết từ lâu đời.Ví dụ, trong nghề gốm: Bàn tay người thợ Bát Tràng ngày nay đã làm cho người nước ngoài phải ngạc nhiên khi xem những sản phẩm tinh xảo như nậm rượu, bình vôi, men nâu…Trên sản phẩm không chỉ tạo dáng uyển chuyển mà còn trang trí rồng uốn khúc đắp nổi, những họa tiết tinh tế, những đồ án hoa văn khắc chìm, trổ thủng và rất sinh động tựa như mặt hàng ren, mặt hàng thêu bằng sợi muôn màu vậy.Ngoài men trắng ngà cổ truyền, người thợ gốm còn biết dùng men màu và vẽ dưới men, giữa men, trên men nhằm tạo hiệu quả huyền ảo cho người thưởng thức sản phẩm.

Trong nghề đúc đồng: Các khâu làm khuôn, nấu đồng, rót đồng được coi là bí quyết kỹ thuật.Chỉ bằng đôi mắt và đôi tay, người thợ phải chế tạo được các bộ khuôn từ đất sét bùn ao…bằng nhiều mảng khép lại sao cho đúng các đường gấp khúc, uốn lượn của mẫu đúc…..mà khi đúc xong không có vết chắp nối.

Ngoài đúc đồng, người thợ nghề đồng còn sáng tạo khảm tam khí vào sản phẩm đúc đồng nghĩa là dùng các kim loại vàng bạc, đồng đỏ khảm lên lọ hoa, lư hương các đề tài trang trí như: cúc trúc, tùng hạc…Những sản phẩm như thế giá trị mỹ nghệ tăng lên gấp bội.

Không chỉ kế tục hành nghề, một số cơ sở còn trực tiếp tham gia phục hồi sản phẩm trùng tu di tích cổ.Xí nghiệp sứ Bát Tràng đã sản xuất mô phỏng hoặc sao nguyên các mẫu loại gạch ngói cổ: ngói mũi hài, lưu ly, hình ống, gạch hoa cúc, gạch Bát Tràng xưa…Sản phầm ấy giúp sửa sang các di tích như đền đài, chùa tháp, cung thất cổ…

Ngoài nghề gốm, các nghề mỹ nghệ khác, người thợ vẫn cần mẫn làm việc để giữ lấy nghề, giải quyết đời sống và phục vụ xã hội.

Có thể nói,với mọi nỗ lực, những người thợ thủ công đã cố gắng kế thừa và phát huy truyền thống nghề nghiệp, đã góp phần không nhỏ vào việc duy trì bảo tồn di sản văn hóa lâu đời của cha ông.

3.2.Những hạn chế

Một phần của tài liệu Một số Giải pháp cho đầu tư phát triển làng nghề truyền thống ở Hà Nội đáp ứng yêu cầu hội nhập (Trang 44 - 46)