Áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt

Một phần của tài liệu Cơ chế hoạt động của các ngân hàng thương mại nhà nước việt nam sau cổ phần hóa (Trang 58 - 59)

Tính đến thời điểm hiện nay, hệ thống các ngân hàng Việt Nam được chia thành 3 khối gồm: 5 NHTMNN, 39 NHTMCP đô thị, 40 chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, 5 ngân hàng liên doanh tại Việt Nam, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài.[19]

Trước kia, khối các NHTMNN nhờ có lợi thế về quy mô, thương hiệu, mạng lưới đã chiếm thị phần áp đảo trong thị trường sản phẩm dịch vụ tài chính, ngân hàng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khi môi trường pháp luật ngày càng rõ ràng hơn, tạo điều kiện bình đẳng cho các thành phần kinh tế cùng phát triển theo cơ chế của nền kinh tế thị trường, thị trường đã ghi nhận sự phát triển vượt bậc của khối các NHTMCP và có thể nói đây đã và sẽ là những đối thủ cạnh tranh của hệ thống các NHTMNN. Thời gian qua, các NHTMCP đã không ngừng nâng cao năng lực tài chính (bổ sung vốn điều lệ), đầu tư cho các hoạt động phát triển mạng lưới, thành lập mới các chi nhánh, phát triển hệ thống các phòng giao dịch, đầu tư công nghệ, đầu tư lắp đặt hệ thống máy ATM tại các địa bàn để có thể phục vụ khách hàng tốt hơn. Bên cạnh đó, các NHTMCP cũng thực hiện hàng loạt các chiến dịch, chương trình quảng cáo, tiếp thị, quan hệ công chúng để nâng cao vị thế và hình ảnh trên thị trường. Hiện nay, thị phần đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ giữa khối NHTMNN và khối NHTMCP. Thị phần cho vay năm 2000 của khối

NHTMNN chiếm 77% nhưng năm 2006 con số này đã giảm xuống còn 55%. Thị phần cho vay năm 2000 của khối NHTMCP là 9% thì năm 2006 con số này đã tăng lên 29%. Thị phần huy động năm 2000 của khối NHTMNN đạt 77% thì năm 2006 chỉ còn 59%. Con số này đối với NHTMCP tăng từ 11% năm 2000 lên 30% năm 2006 [19], [20].

Bên cạnh sự lớn mạnh của hệ thống các NHTMCP, hoạt động của các ngân hàng nước ngoài đang ngày càng được mở rộng. Theo cam kết hội nhập, từ 01/07/2007, Việt Nam cho phép các ngân hàng 100% vốn nước ngoài được hoạt động và thực hiện hầu hết các nghiệp vụ như một ngân hàng nội địa – hiện đã có 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài được cấp phép thành lập là Ngân hàng Hồng Kong – Thượng Hải và Ngân hàng Standard Chartered Bank và Ngân hàng ANZ, Ngân hàng Hông Leong Việt Nam, Ngân hàng Shinhan Việt Nam.

Tuy hoạt động đa năng, phát triển nhiều dịch vụ, sản phẩm mới nhưng nguồn thu nhập chính của các NHTMNN vẫn đến từ hoạt động tín dụng truyền thống. So với nhóm các NHTMCP, các sản phẩm bán lẻ của các NHTMNN chưa phong phú và đa dạng, thiếu tính liên kết với các sản phẩm dịch vụ khác để tạo ra các gói sản phẩm hàm chứa nhiều giá trị gia tăng. Do vậy, khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng cá nhân còn rất hạn chế.

Một phần của tài liệu Cơ chế hoạt động của các ngân hàng thương mại nhà nước việt nam sau cổ phần hóa (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)