Mô hình hoạt động và phương thức quản trị của các NHTMNN

Một phần của tài liệu Cơ chế hoạt động của các ngân hàng thương mại nhà nước việt nam sau cổ phần hóa (Trang 32 - 35)

cổ phần hóa

Sau cổ phần hóa, các NHTMNN thường lựa chọn mô hình hoạt động theo kiểu công ty mẹ - công ty con; định hướng chiến lược là phát triển thành tập đoàn tài chính – ngân hàng. Trong đó, công ty mẹ và công ty con đều có tư cách pháp nhân độc lập, có tài sản và bộ máy quản lý riêng. Giao dịch giữa ngân hàng mẹ và các công ty con hay giữa các công ty con trong cùng một tập đoàn là giao dịch bên ngoài, giao dịch thị trường.

Đặc điểm của mô hình này là ngân hàng mẹ sở hữu toàn bộ hoặc một tỷ lệ nhất định vốn cổ phần trong các công ty con, đề ra chiến lược và định hướng phát triển tổng thể, đồng thời phân bổ nguồn lực thông qua các hoạt động tài chính như phát hành, mua bán chứng khoán, cơ cấu lại tài sản của các công ty con. Ngoài ra, ngân hàng mẹ còn sử dụng vốn của mình để đầu tư, góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết để hình thành các công ty con hoặc công ty liên kết.

Các công ty con là những pháp nhân độc lập, hoạt động tự chủ và tự chịu trách nhiệm. Hình thức pháp lý của công ty con khá đa dạng, có thể là công ty cổ phần do ngân hàng mẹ nắm giữ tỷ lệ vốn góp chi phối; công ty TNHH 2 thành viên trở lên, trong đó ngân hàng mẹ giữ tỷ lệ vốn góp chi phối; công ty liên doanh với nước ngoài do ngân hàng mẹ nắm giữ tỷ lệ vốn góp chi phối; công ty TNHH một thành viên do ngân hàng mẹ là chủ sở hữu. Theo mô hình hoạt động này, ngân hàng mẹ vừa nắm vốn vừa trực tiếp kinh doanh một số công ty con, đồng thời chỉ nắm vốn thuần túy một số công ty con khác. Các công ty con thực hiện việc cung cấp dịch vụ tài chính phi ngân hàng nhưng vẫn liên quan chặt chẽ với hoạt động ngân hàng và mang lại lợi ích chung cho cả tập đoàn.

Trên thế giới, cấu trúc tổ chức của các ngân hàng sau cổ phần hóa được xây dựng theo ba cấu trúc chủ yếu sau đây:

- Mô hình ngân hàng đa năng: Các cổ đông của ngân hàng trực tiếp quản lý mọi hoạt động kinh doanh ngân hàng, kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm, không có sự phân biệt về quản lý vốn giữa các lĩnh vực. Điều này gây khó khăn cho việc xác định rủi ro của mỗi lĩnh vực, bên cạnh rủi ro của lĩnh vực này có thể kéo theo rủi ro của cả những lĩnh vực khác.

Hình 1.1: Mô hình ngân hàng đa năng

- Mô hình công ty mẹ vừa nắm vốn vừa kinh doanh ngân hàng:

Trong mô hình này, các công ty tài chính khác là công ty con của ngân hàng. Các cổ đông của ngân hàng quản lý trực tiếp ngân hàng nhưng không quản lý trực tiếp các công ty bảo hiểm hay công ty chứng khoán. Còn các lãnh đạo các ngân hàng quản lý trực tiếp hoạt động của công ty chứng khoán và công ty bảo hiểm. Đối với mô hình này, vốn của ngân hàng, công ty chứng khoán và công ty bảo hiểm được quản lý một cách độc lập nhưng rủi ro của các lĩnh vực vẫn có thể gây ra rủi ro dây chuyền.

Hình 1.2: Mô hình công ty mẹ vừa nắm vốn vừa trực tiếp kinh doanh ngân hàng

- Mô hình công ty mẹ nắm vốn thuần túy: Trong mô hình này, một công ty mẹ đứng trên chịu trách nhiệm quản lý các công ty con trên từng lĩnh vực. Các cổ đông của công ty mẹ không trực tiếp quản lý những hoạt động của các công ty con. Với ưu thế rủi ro của lĩnh vực này không ảnh hưởng đến lĩnh vực khác, mô hình này đặc biệt phổ biến ở những tập đoàn tài chính quốc tế.

Hình 1.3: Mô hình công ty mẹ nắm vốn thuần túy

Về cơ cấu tổ chức quản lý: Cơ cấu tổ chức quản lý của NHTMCP, NHTMCP do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ bao gồm:

- Đại hội đồng cổ đông - HĐQT

- Ban Kiểm soát

- Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc.

Quyền hạn và trách nhiệm của các thành viên trong cơ cấu tổ chức quản lý trên được quy định rất rõ trong Nghị định số 59/2009/NĐ-CP ngày 16/07/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Tổ chức và hoạt động của NHTM.

Một phần của tài liệu Cơ chế hoạt động của các ngân hàng thương mại nhà nước việt nam sau cổ phần hóa (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)