L/c trả chậm.

Một phần của tài liệu Tình hình thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đà năng.Doc (Trang 28 - 32)

- Món. 30 28 20 -6,67 -28,57 - Trị giá thanh toán. 520 178 63 -65,77 -64,61

TỔNG SỐ L/C. 297 345 392 16,16 13,62TỔNG TRỊ GIÁ THANH TOÁN. 58.300 70.760 71.200 21,37 0,62 TỔNG TRỊ GIÁ THANH TOÁN. 58.300 70.760 71.200 21,37 0,62

Căn cứ bảng số liệu trên ta thấy:

Tổng trị giá thanh toán theo L/C năm 2002 tăng 12.460 ngàn USD với tốc độ tăng 21,37% so với năm 2001, trong đó tổng số món thanh toán cũng tăng từ 297 món lên 345 món với tốc độ tăng 16,16%. Trong đó:

- Tổng trị giá thanh toán theo L/C trả ngay tăng 12.802 ngàn USD với tốc độ tăng 18,73%, số món thanh toán cũng tăng lên 50 món.

- Bên cạnh việc tăng lên cả về số món thanh toán lẫn trị giá thanh toán của L/ C trả ngay, năm 2002 trị giá thanh toán theo L/C trả chậm của chi nhánh giảm mạnh từ 520 ngàn USD xuống còn 178 ngàn USD, tức là giảm 342 ngàn USD, với tốc độ giảm là 65,77%, số món thanh toán giảm 2 món với tốc độ giảm 6,67%.

Năm 2003, tổng trị giá thanh toán theo L/C tại BIDV Đà Nẵng tiếp tục tăng đạt 71.200 ngàn USD, tức là tăng lên 440 ngàn USD với tốc độ tăng là 0,62%. Số món thanh toán đạt 392 món, tăng lên 47 món so với năm 2002. Cụ thể:

- Giá trị thanh toán theo L/C trả ngay tăng 555 ngàn USD với tốc độ tăng 0,78%. Trong tổng số 392 món thanh toán thì thanh toán theo L/C trả ngay đạt 372 món, tăng 55 món so với năm 2002.

- Số món thanh toán theo L/C trả chậm trong năm 2003 giảm xuống 8 món so với năm 2002 và trị giá thanh toán theo L/C trả chậm giảm xuống 115 ngàn USD với tốc độ giảm là 64,61% so với năm 2002.

Đạt được kết quả như trên là do ngân hàng đã có một chính sách tốt trong việc thu hút khách hàng đến giao dịch. Cụ thể:

- BIDV Đà Nẵng chủ trương có những chính sách ưu đãi phù hợp cho từng đối tượng khách hàng về vốn và dịch vụ. Công tác tư vấn cho khách hàng được tiến hành trong quá trình mở L/C và kiểm tra chứng từ giúp khách hàng nhập khẩu được những hàng hóa cần thiết phục vụ cho sản xuất và phù hợp với L/C.

- Việc mở L/C được tiến hành một cách nhanh chóng, chính xác trong vòng 2 ngày. Tuy nhiên khi khách hàng có yêu cầu thì thời gian mở có thể được rút ngắn lại nhằm mục đích phục vụ một cách tốt nhất và tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng.

- BIDV đã tìm mọi cách để đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngoại tệ cho khách hàng, đảm bảo công tác thanh toán diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.

Tuy nhiên, các kết quả này vẫn chưa thể phản ánh hết tiềm năng của ngân hàng, điều này là do trong các năm qua việc tiếp cận và tìm khách hàng mới của ngân hàng trong hoạt động này vẫn chưa thực sự tích cực, chủ yếu ngân hàng chỉ phục vụ cho những doanh nghiệp quốc doanh, chưa mở rộng đối với các loại hình doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn…. đang là loại hình doanh nghiệp phát triển mạnh trên địa bàn. Mặt khác, công tác Marketing về hoạt động này của ngân hàng ít được phổ biến.

Vì vậy trong những năm đến ngân hàng cần phải khắc phục những tồn tại trên để đưa nghiệp vụ này phát triển hơn nữa, góp phần mang lại những khoản thu đáng kể vào doanh số của ngân hàng.

4.2. Tình hình tài trợ thanh toán hàng nhập khẩu

a. Khái quát nghiệp vụ

BIDV Đà Nẵng tài trợ cho nhà nhập khẩu trong thanh toán hàng nhập khẩu dưới hình thức cho vay trên cơ sở bộ chứng từ hàng nhập.

- Mục đích: đáp ứng nhu cầu vốn cho các đơn vị kinh tế trả tiền hàng và các chi phí dịch vụ do nước ngoài cung cấp góp phần thỏa mãn các nhu cầu xã hội.

- Thời hạn cho vay: ngắn hạn hoặc trung- dài hạn.

- Lãi suất cho vay: lãi suất vay ngắn hạn bằng USD là 3,5%/năm. Đối với lãi suất cho vay trung-dài hạn sẽ được thỏa thuận giữa khách hàng với ngân hàng.

Bảng 10: Tìnhhình tài trợ thanh toán hàng nhập khẩu tại BIDV (2001-2003).

Đvt: 1000USD.

CHỈ TIÊU 2001 2002 2003 Tỷ lệ tăng trưởng (%)

Doanh số cho vay 25.140 27.205 30.251 8,21 11,20 Dư nợ bình quân 12.453 13.572 15.912 6,80 17,24 Nợ quá hạn bình quân 0 0 45 / /

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tình hình cho vay cũng như tình hình thu nợ qua các năm là rất tốt, thể hiện là doanh số cho vay cũng như doanh số thu nợ qua các năm đều tăng. Năm 2001, doanh số cho vay đạt 25.140 ngàn USD, đến năm 2002, doanh số này là 27.205 ngàn USD, tăng 8,21% và đến năm 2003 con số này đã tăng lên đến 30.251 ngàn USD, tăng 11,2% so với năm 2002. Do doanh số cho vay tăng lên nên dư nợ bình quân cũng tăng. Năm 2002, dư nợ bình quân đạt 13.572 ngàn USD, tăng 6,8% so với năm 2001. Đến năm 2003, dư nợ bình quân là 15.912 ngàn USD, tăng 17,24% so với năm 2002. Về tình hình nợ quá hạn, năm 2003 nợ quá hạn tài trợ nhập khẩu là 45 ngàn USD chứng tỏ hoạt động cho vay tài trợ nhập khẩu của ngân hàng chưa thực sự đạt hiệu quả, cần có sự hoàn thiện hơn trong công tác này.

Biểu đồ thể hiện tình hình cho vay tài trợ nhập khẩu của BIDV (2001-2003). Đvt: 1000 USD. 25 14 0 12 45 3 27 20 5 13 57 2 30 25 1 14 35 9 0 10000 20000 30000 40000 2001 2002 2003

Doanh số cho vay Dư nợ bình quân

Để thấy rõ hơn tình hình cho vay tài trợ thanh toán hàng nhập khẩu, chúng ta sẽ đi vào phân tích doanh số cho vay tài trợ nhập khẩu theo mặt hàng.

Bảng 11: Doanh số cho vay tài trợ nhập khẩu theo mặt hàng tại BIDV (2001-2003).

Đvt: 1000USD. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

MẶT HÀNG 2001 2002 2003 Tỷ lệ tăng trưởng (%) Số tiền % Số tiền % Số tiền % 2002/2001 2003/2002

Nguyên vật liệu 16.536 65,78 18.037 66,30 20.785 68,71 9,08 15,24 Thép 2.655 10,56 2.995 11,01 2.786 9,21 12,81 -6,98 Máy móc, t.bị 2.567 10,21 2.932 10,78 3.525 11,65 14,22 20,23

Phụ tùng xe máy 1.496 5,95 1.417 5,21 1.327 4,39 -5,28 -6,32 Phân urê 1.425 5,67 1.325 4,87 1.282 4,24 -7,02 -3,24 Mặt hàng khác 461 1,83 499 1,83 546 1,80 8,04 9,42

TỔNG CỘNG 25.140 100 27.205 100 30.251 100 8,21 11,20

Chiếm tỷ trọng cao nhất trong tài trợ nhập khẩu của ngân hàng là mặt hàng nguyên vật liệu (NVL) phục vụ sản xuất. Doanh số cho vay đối với mặt hàng này qua các năm đều có sự tăng lên về số tuyệt đối lẫn số tương đối. Năm 2002, doanh số cho vay đạt 18.037 ngàn USD, chiếm tỷ trọng 66,3%, tăng 9,08% so với năm 2001 và năm 2003 con số này tiếp tục tăng lên, đạt 20.875 ngàn USD, tăng 15,24% so với năm 2002 và chiếm tỷ trọng 68,71%.

Đứng thứ hai về tỷ trọng trong các mặt hàng được ngân hàng tài trợ nhập khẩu là thép, ở đây chủ yếu là phôi thép được nhập để phục vụ cho việc sản xuất thép thành phẩm. Tuy nhiên năm 2003 là năm mà mặt hàng này chịu nhiều biền động, giá thép trên thế giới tăng cao làm cho các doanh nghiệp hạn chế nhập khẩu phôi thép mặc dù nhu cầu về xây dựng ngày càng tăng kéo theo sự tăng lên nhu cầu về thép. Cụ thể, nếu năm 2002 doanh số cho vay tài trợ nhập khẩu đối với mặt hàng này là 2.995 ngàn USD, chiếm tỷ trọng 11,01%, tăng 12,81% so với năm 2001 thì đến năm 2003, doanh số cho vay đã giảm xuống chỉ còn 2.786 ngàn USD, chỉ chiếm tỷ trọng 9,21%, và tốc độ tăng trưởng giảm 6,98% so với cùng kỳ năm 2002.

Hiện nay, với nhu cầu về trang bị máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất ngày càng tăng cao tương ứng với yêu cầu phát triển và mở rộng sản xuất ngày càng lớn đã làm cho doanh số cho vay của chi nhánh đối với mặt hàng này tăng lên qua các năm. Năm 2002, doanh số cho vay đạt 2.932 ngàn USD, chiếm tỷ trọng 10,78%, tăng về số tuyệt đối so với năm 2001 là 365 ngàn USD tức là tăng 14,22% và đến năm 2003, con số này đã tăng lên 3.525 ngàn USD, tăng 20,23% so với năm 2002, chiếm tỷ trọng là 11,65% và tăng về số tuyệt đối so với năm 2002 là 593 ngàn USD.

Đối với mặt hàng phụ tùng xe máy, trong những năm trở lại đây, với chủ trương hạn chế xe máy và nhập khẩu phụ tùng xe máy, khuyến khích nội địa hóa các chi tiết trong xe máy đã ảnh hưởng đến doanh số cho vay tài trợ nhập khẩu của ngân hàng đối với mặt hàng này, làm cho tốc độ tăng trưởng cho vay đối với mặt hàng này giảm xuống mà trong tương lai có thể sẽ còn giảm nữa. Cụ thể, năm 2002 doanh số cho vay đối với mặt hàng này là 1.417 ngàn USD, giảm 5,28% so với năm 2001 và đến năm 2003, doanh số cho vay đối với mặt hàng này tiếp tục giảm xuống, đạt 1.327 ngàn USD, giảm 6,32% so với năm 2002, tỷ trọng giảm xuống chỉ còn 4,39% so với năm 2002 là 5,21%.

Chiếm tỷ trọng thấp hơn trong cơ cấu cho vay tài trợ nhập khẩu của ngân hàng là mặt hàng phân urê. Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy qua các năm doanh số cho

vay cũng như tỷ trọng cho vay đều có xu hướng giảm. Năm 2002, doanh số cho vay đối với mặt hàng này là 1.325 ngàn USD, chiếm tỷ trọng 4,87% và giảm về tốc độ tăng trưởng so với năm 2001 là 7,02%. Đến năm 2003, tỷ trọng cho vay mặt hàng này tiếp tục giảm, chỉ chiếm 4,24%, đạt 1.282 ngàn USD, giảm 3,24% so với năm 2002.

Các mặt hàng khác chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn, năm 2002 chỉ chiếm 1,83% và năm 2003 chỉ chiếm 1,8%. Tuy không có sự tăng lên về tỷ trọng nhưng doanh số cho vay đối các mặt hàng này qua các năm đều tăng. Cụ thể, năm 2002, doanh số cho vay đạt 499 ngàn USD, tăng 8,04% so với năm 2001 và năm 2003 đạt 546 ngàn USD, tăng 9,42% so với năm 2002. Trong thời gian đến, ngân hàng cần cố gắng gia tăng thêm về doanh số cho vay tài trợ thanh toán hàng nhập khẩu đối với các mặt hàng khác để đạt được kết quả tốt hơn nữa.

Nhìn chung, qua sự phân tích trên ta thấy doanh số cho vay qua các năm đều tăng song tốc độ tăng chưa cao, điều này do những nguyên nhân chính sau:

- Thứ nhất là do chủ trương chính sách của nhà nước trong việc hạn chế nhập khẩu đối với một số mặt hàng.

- Nguyên nhân thứ hai có thể kể đến là do sự biến động của thị trường thế giới đối với các mặt hàng mà đơn cử là mặt hàng thép.

- Nguyên nhân thứ ba là do nguồn vốn ngoại tệ cho vay tài trợ nhập khẩu còn hạn hẹp cũng ảnh hưởng đến hoạt động tài trợ nhập khẩu.

- Ngoài ra, còn một nguyên nhân khác không kém phần quan trọng đó là ngân hàng chưa chú trọng đúng mức đến hoạt động này, cụ thể là các hoạt động diễn ra cầm chừng, ngân hàng chưa thực sự năng động trong việc thu hút khách hàng, các hình thức tài trợ còn ít… Do vậy để phát triển hoạt động này trong hiện tại cũng như trong tương lai ngân hàng cần có những giải pháp cụ thể hơn nữa.

Tóm lại, mặc dù trong năm 2003 ngân hàng đã để xảy ra tình trạng nợ quá hạn nhưng điều đó nằm trong giới hạn cho phép và không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả và chất lượng của hoạt động cho vay tài trợ thanh toán hàng nhập khẩu. Hơn nữa, với kết quả đã đạt được ngân hàng đã phần nào tháo gỡ những vướng mắc về vốn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Có thể nói, với tình hình kinh tế biến động phức tạp như hiện nay thì để đạt được kết quả trên đã là một sự nỗ lực lớn của tập thể cán bộ, nhân viên trong BIDV Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu Tình hình thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đà năng.Doc (Trang 28 - 32)