III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI BIDV ĐÀ
1. Về chính sách tài trợ
1.5. Áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro
- Thường xuyên tiến hành đánh giá khách hàng: việc đánh giá khách hàng dựa trên cơ sở tình hình hoạt động sản xuất của khách hàng, về việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ và lãi vay của khách hàng đối với ngân hàng, nhằm nắm rõ tình hình của từng khách hàng tham gia quan hệ từ đó có thể thấy được khách hàng nào đang làm ăn hiệu quả hoặc những khách hàng nào tình hình hoạt động đang có chiều hướng sa sút, hoặc có biểu hiện không tốt trong việc thu nợ để có những biện pháp thích hợp đối với từng doanh nghiệp. Cụ thể, đối với những doanh nghiệp bình thường thì tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ đồng thời tăng trưởng tín dụng trên cơ sở an toàn hiệu quả, tránh tình trạng vượt ngoài khả năng quản lý. Đối với các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả hoặc có chiều hướng đi xuống, ngân hàng khó có khả năng thu nợ nên ngân hàng phải cùng doanh nghiệp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn đồng thời cũng đốc thúc doanh nghiệp trả nợ, giảm dần dư nợ vay tại chi nhánh.
- Thực hiện nghiệp vụ quyền chọn (option) nhằm phòng ngừa rủi ro tỷ giá: đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cũng như ngân hàng, hoạt động kinh doanh đều ít nhiều quan tâm đến ngoại tệ, nhu cầu của các chủ thể này đối với ngoại tệ dùng trong thanh toán, đầu tư, cho vay…ngày càng lớn. Chính điều này đặt các doanh nghiệp cũng như ngân hàng trước nguy cơ gặp phải rủi ro
biến động tỷ giá, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh. Đối với ngân hàng, ngoài việc cung ứng kịp thời cho khách hàng về nguồn vốn ngoại tệ thì việc cung cấp thêm cho khách hàng các nghiệp vụ về hạn chế rủi ro tỷ giá cũng là một biện pháp để thu hút khách hàng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Đồng thời, về phía mình ngân hàng cũng áp dụng tự phòng ngừa rủi ro cho mình. Muốn vậy ngân hàng phải có nhiều công cụ để hạn chế rủi ro về tỷ giá.
Hiện nay, tại ngân hàng đã áp dụng các công cụ như nghiệp vụ giao dịch có kỳ hạn, giao dịch hoán đổi ngoại tệ, đây cũng là những công cụ được dùng phổ biến hiện nay, nhưng chúng có những nhược điểm nhất định trong việc giao dịch. Trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà Nước đang cho phép một số ngân hàng thực hiện thí điểm nghiệp vụ option. Đây là nghiệp vụ mới, lần đầu tiên được thực hiện ở nước ta. Với nghiệp vụ này, các doanh nghiệp sẽ được cung cấp thêm dịch vụ bảo hiểm tỷ giá hối đoái, mang lại cho khách hàng cũng như ngân hàng những lợi ích sau:
+ Tự định ra tỷ giá mua, bán ngoại tệ theo ý muốn. + Bảo vệ đồng vốn khoải sự biến động tỷ giá.
+ Hưởng lợi từ sự biến động của tỷ giá trên thị trường.
+ Người mua quyền chọn có quyền mua/bán hoặc không mua/bán ngoại tệ với tỷ giá đã thỏa thuận.
Như vậy với nghiệp vụ này, doanh nghiệp hoặc khách hàng có thể hưởng lợi vô hạn từ một chi phí hữu hạn. Thực tế hiện nay, nghiệp vụ quyền chọn do đang thực hiện thí điểm nên để thực hiện được nghiệp vụ này ngân hàng cần phải đáp ứng những điều kiện nhất định do ngân hàng Nhà nước đề ra. Theo văn bản số 134/NHNN-QLNH do Phó Thống đốc ngân hàng Nhà nước Phùng Khắc Kế ký ngày 12-03-2003 thì để thực hiện nghiệp vụ này ngân hàng cần phải có những điều kiện sau:
Phải được Thống đốc ngân hàng Nhà nước cho phép bằng văn bản.
Được phép kinh doanh ngoại hối.
Có vốn tự có ít nhất từ 200 tỷ VND.
Kinh doanh ngoại tệ có lãi trong 5 năm gần nhất.
Doanh số mua bán ngoại tệ/VND năm 2002 tối thiểu đạt 1 tỷ USD.
Có đề án chi tiết và qui định của ngân hàng về quiy trình nghiệp vụ quyền
lựa chọn trong đó bao gồm các biện pháp phòng ngừa rủi ro.
Trường hợp thanh toán ngoại tệ cho nước ngoài doanh nghiệp phải xuất
trình chứng từ theo các qui định quản lý ngoại hối hiện hành.
Qua thực tế hoạt động của ngân hàng, về cơ bản chi nhánh có thể đáp ứng các điều kiện trên, vậy trong thời gian đến chi nhánh cần có những chuẩn bị để sớm có công văn xin thí điểm nghiệp vụ này.