2.1.1. M&A giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2006:
Đầu những năm 90, khi bắt đầu xâm nhập thị trường Việt Nam, Tập đoàn Unilever đã chọn một chiến lược khôn ngoan là mua lại thương hiệu kem đánh răng P/S của Công ty Hóa mỹ phẩm P/S (thuộc Sở Công nghiệp TP.HCM) với giá 5 triệu USD. Đây có thể được coi là thương vụ M&A đầu tiên tại Việt Nam và rất thành công với Unilever. Tại thời điểm đó, P/S đã chiếm lĩnh thị trường trong nước với ước tính lên tới 75% thị phần với một hệ thống phân phối rộng khắp cả nước. Rõ ràng, dù Unilever là thương nổi tiếng toàn cầu nhưng với thịtrường Việt Nam thì còn rất mới mẻ. Thương vụ này đã mang lại cho Unilever một bước khởi đầu tốt đẹp để thâm nhập thị trường, không chỉ cho mặt hàng kem đánh răng mà còn các dòng sản phẩm khác của Unilever qua kênh phân phối có sẵn của P/S. Cho đến ngày nay, P/S vẫn đang là một nhãn hiệu nổi tiếng trên thịtrường.
Trong những năm sau đó, gần như không có dữ liệu về các thương vụ M&A tại Việt Nam cho đến khi Luật doanh nghiệp 1999 ra đời, làm cơ sở pháp lý quan trọng cho các hoạt động M&A sau đó. Theo thống kê từ nhiều nguồn, năm 2003, Việt Nam có 41 thương vụ với tổng giá trị là 118 triệu USD nhưng lại giảm cả về số thương vụ lẫn giá trị trong 2 năm tiếp theo. Năm 2004 chỉ có 23 vụ và năm 2005 chỉ có 22 vụ M&A với tổng giá trị lần lượt là 34 và 61 triệu USD. Năm 2006 có 38 vụ với tổng giá trị là 299 triệu USD, năm 2007 số thương vụ mua bán sáp nhập tăng vọt lên 108 vụ với tổng giá trị là hơn 1,7 tỷ USD. Năm 2008 số thương vụ tiếp tục tăng mạnh lên 146, tuy nhiên tổng giá trị giao dịch giảm xuống chỉ còn hơn một tỷ USD
Năm 2006, bốn doanh nghiệp lớn trong ngành phân phối Việt Nam bao gồm: Tổng công ty thương mại Sài gòn (Satra), Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Coop) và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phú Thái (Phú Thái Group) đã ký bản hợp tác về việc thành lập Công ty cổ phần đầu tư và phát triển hệ thống phân phối Việt Nam 50(VDA) nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên lĩnh vực phân phối. Theo đó, VDA sẽ là nòng cốt cho hệ thống phân phối nội địa, liên kết và hỗ trợ nhau để cạnh tranh với các Tập đoàn nước ngoài. Sự hợp tác cũng khẳng định quyết tâm của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc xây dựng một thương hiệu phân phối mang tính toàn cầu. Như vậy, động thái này của những “đại gia” trong
Hình 2.1: Tình hình hoạt động M&A tại Việt Nam qua các năm
Nguồn: www.mavietnam2009.com
ngành bán lẻ Việt Nam là phù hợp và kịp thời với lộ trình mở cửa thị trường bán lẻ và bắt đầu một giai đoạn cạnh tranh mạnh mẽ.
Ngoài ra, những thương vụ M&A có yếu tố nước ngoài cũng diễn ra sôi nổi, đặc biệt trong lĩnh vực chuyển nhượng dự án đầu tư. Theo Cục đầu tư nước ngoài, con số thống kê tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2007 có đến 1.092 dự án chuyển nhượng vốn với tổng giá trị 16,8 tỷ USD.
Thống kê thương vụ M&A
Năm Số thương vụ Giá trị (triệu $)
2003 41 118 2004 23 34 2005 18 61 2006 38 299 2007 133 1.753 2008 146 1.009 (Nguồn: http://www.pwc.com/vn)
2.1.2. M&A giai đoạn từ năm 2007 đến nay: 2.1.2.1. Tình hình M&A trong năm 2007: 2.1.2.1. Tình hình M&A trong năm 2007:
Năm 2007 có thể nói là 1 năm nhảy vọt cả về quy mô và giá trị trong hoạt động M&A tại Việt Nam. Sồ thương vụ đạt 133, gấp hơn 3 lần so với năm 2006, trong khi đó giá trị đạt một con số rất ấn tượng ,1,7 tỉ USD ,và gấp đến 6 lần so với năm 2006. Mặc dù trong quý bốn năm 2007, các thị trường chứng khoán đã bắt đầu xuống dốc và nền kinh tế thế giới bắt đầu chậm chạp sụt giảm trong suốt năm 2008. Song, có thể đánh giá năm 2007 là một năm bùng nổ trong hoạt động M&A tại Việt Nam, là một bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển M&A tại Việt Nam. Có thể lý giải nguyên nhân chính cho sự phát triển này là do sự cạnh tranh trên thị trường, hay do xuất hiện các cơ hội kinh doanh mới, nhu cầu mở rộng kinh doanh hoặc cần thiết phải thay đổi hướng đầu tư, Điều này cũng có thể được giải thích dựa trên những cơ sở như: sự tăng trưởng nóng của nền kinh tế thời gian qua đã sản sinh ra nhiều công ty hoạt động trong những ngành có tính cạnh tranh cao như kế toán - kiểm toán, tài chính - ngân hàng, chứng khoán… Khi nền kinh tế xuất hiện yếu tố bất lợi, để đối phó với những khó khăn, các công ty sẽ có xu hướng liên kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển.
2.1.2.2. Tình hình M&A trong năm 2008:
Với tình trạng hỗn loạn trong nền kinh tế tài chính, giới kinh doanh chẳng ngạc nhiên gì khi thấy các hoạt động M&A đột ngột giảm mạnh trong năm 2008. Năm 2008, nền kinh tế Việt Nam cũng như thế giới gặp rất nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, điều đó đã ảnh hưởng ít nhiều đến thị trường M&A của Việt Nam, số thương vụ có tăng lên 146 thương vụ, nhiều hơn 35,2% so với năm 2007 nhưng giá trị đã giảm 41,3% đạt 1.009 triệu USD. Thực tế cũng cho thấy, xét về giá trị các giao dịch, Việt Nam dường như phải chịu tỷ lệ phần trăm giật lùi cao hơn hoạt động mua bán sáp nhập toàn cầu và khu vực. Tuy nhiên, tỷ lệ phần trăm tăng số lượng các giao dịch mua bán được thông báo là cao hơn nhiều so với các nước khác và các khu vực khác.
Trong năm 2008, thị trường M&A vẫn tiếp tục hoạt động mạnh mẽ trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng, tiếp theo sau đó là các ngành trong lĩnh vực công như vận chuyển & cơ sở hạ tầng và ngành ôtô & linh kiện. Ngành truyền thông và giải trí cũng tăng trưởng trong năm 2008 chiếm 12% tổng các giao dịch mua bán, đặc biệt là Ngành Quảng cáo, Tiếp thị và Internet.
So sánh với 6 tháng đầu năm 2007 thì giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam vào những tháng đầu năm 2008 tuy thấp hơn, nhưng số lượng lại nhiều hơn 1 thương vụ. Do đó, các chuyên gia cho rằng còn quá sớm để kết luận rằng hoạt động M&A có suy giảm
hay không. Có thể thấy sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ trong khiến cho các quỹ đầu tư, công ty và tập đoàn lớn trên thế giới nghĩ đến việc chuyển hướng kinh doanh sang các quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh, trong đó có Việt Nam. Nhiều người nói đến làn sóng M&A sẽ diễn ra mạnh mẽ chưa từng thấy ở Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, viễn thông…
Theo đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài, để hoạt động tại thị trường mới mẻ và đầy tiềm năng như Việt Nam, các nhà đầu tư có nhiều hình thức lựa chọn khác nhau. Một là, thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; 2 là, phát triền các chi nhánh; ba là, thông qua hoạt động M&A. Và sự lựa chọn phù hợp nhất trong giai đoạn hiện nay tại Việt Nam chính là M&A.
Còn đối với các doanh nghiệp Việt Nam đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình hội nhập sẽ không tránh khỏi sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài và có thể dẫn đến phá sản. Để giải quyết sao cho người chủ doanh nghiệp không mất hoàn toàn tài sản và công sức đã đầu tư của mình, cũng như các nhà đầu tư tiếp cận được với nhiều cơ hội đầu tư thuận lợi hơn, các vấn đề về nhân công, việc làm được giải quyết ổn thỏa đó chính là M&A.
2.1.2.3. Tình hình M&A trong năm 2009:
Tổng giá trị các giao dịch M&A trong năm 2009 là 1,138 tỷ USD trong đó 200 giao dịch là giữa các công ty trong nước, 90 giao dịch là giữa công ty nước ngoài mua/sáp nhập công ty trong nước và 5 giao dịch thực hiện bởi công ty Việt Nam mua, sáp nhập với công ty ở nước ngoài.
Trong năm 2009, ngành công nghiệp chiếm gần 1/4 tổng các giao dịch M&A tại Việt Nam, tăng 15% so với năm 2008. Đứng thứ 2 là ngành năng lượng với mức tăng từ 7% năm 2008 lên đến 17% trong năm 2009.
Ngành tài chính ngân hàng và ngành công nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thương vụ M&A tại Việt Nam năm qua. Bất động sản tiếp tục có một năm sôi động cả trong lĩnh vực FDI và mua bán dự án. Xuất hiện một vài thương vụ đáng chú ý trong ngành công nghệ thông tin -truyền thông và ngành dược phẩm -chăm sóc sức khỏe. Thông qua một số thương vụ trong năm 2009, các chuyên gia cho biết có một xu hướng xuất hiện trong các tập đoàn đa ngành của Việt Nam chính là tái cơ cấu tổ chức, giảm đối thủ cạnh tranh nhỏ thông qua mua bán, sáp nhập và mở rộng hoạt động sang các ngành khác. Điều này đã dẫn đến một số lượng lớn các giao dịch diễn ra trong ngành công nghiệp, năng lượng và vật liệu.
Hình 2.2: Quy mô thương vụ M&A tại Việt Nam
Nguồn: www.mavietnam2009.com
Số giao dịch và giá trị giao dịch giảm so với năm 2008, tuy nhiên M&A tại Việt Nam vẫn xuất hiện những thương vụđáng chú ý. Theo số liệu của Thomson Reuters, giá trị giao dịch M&A trên thế giới năm qua là 1.630 tỷ USD (giảm 39,2% so với năm 2008), số thương vụ là 30.830, giảm 10,4% so với năm 2008.
Về số lượng và giá trị:
Theo số liệu thống kê, số thương vụ được công bố năm 2009 tiếp tục xu hướng tăng ổn định, số thương vụ công bố khoảng 230 thương vụ. Giá trị M&A năm qua giảm nhẹ so với mức 1,1 tỷ USD năm 2008.
Trong một nghiên cứu độc lập của PriwaterhouseCoopers thì Việt Nam tăng số lượng thương vụ và tăng nhẹ về giá trị do sự xuất hiện của một số thương vụ vào cuối năm. Thị trường chứng khoán Việt Nam ở mức thấp khoảng 230 điểm vào tháng 2 năm 2009 và giá trị thẩm định có xu hướng giảm theo chỉ số chứng khoán, dẫn đến sự sụt giảm quy mô các giao dịch về mặt giá trị so với thời gian trước đây.
Con số này cũng phản ánh lên thực tế là nhiều công ty nước ngoài dành thời gian để đánh giá lại chiến lược mở rộng của họ tại thị trường nước nhà và thị trường đang phát triển như Việt Nam do tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu tiếp tục gây ảnh hưởng to lớn đến các xu thế M&A.
Về quy mô của thương vụ:
Các giao dịch tại Việt Nam chủ yếu là các giao dịch ở quy mô nhỏ và vừa; quan sát các thương vụ M&A diễn ra tại Việt Nam năm 2009, có thể thấy 2 loại thương vụ chiếm ưu thế: đó là giao dịch quy mô nhỏ với giá trị dưới 5 triệu USD và các giao dịch ở mức trung có quy mô khoảng 20 triệu USD/thương vụ.
Về đặc điểm của thương vụ:
Các thương vụ tại Việt Nam chủ yếu vẫn thuộc về hai loại: Doanh nghiệp nước ngoài mua cổ phần doanh nghiệp Việt Nam (chiếm 40% số giao dịch); và Doanh nghiệp Việt Nam mua lại doanh nghiệp Việt Nam (chiếm 40% số giao dịch). Con số thống kê về loại hình này cũng chứng minh cho hai đặc điểm về xu hướng M&A tại Việt Nam sẽ được trình bày ở phần sau.
2.2 Tình hình M&A theo một số ngành tại Việt Nam trong thời gian gần đây:2.2.1. Tình hình hoạt động M&A theo ngành nói chung: 2.2.1. Tình hình hoạt động M&A theo ngành nói chung:
Năm 2009,theo đồ thị ta có thể thấy ngành tài chính ngân hàng và ngành công nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thương vụ M&A tại Việt Nam năm qua. Bất động sản tiếp tục có một năm sôi động cả trong lĩnh vực FDI và mua bán dự án. Xuất hiện một vài điểm sáng trong những cuộc mua bán trong ngành công nghệ thông tin – truyền thông và ngành dược phẩm – y tế và chăm sóc sức khỏe.
Hình 2.3: Phân loại M&A theo tính chất thương vụ
2.2.2. Tình hình hoạt động M&A trong ngành tài chính & ngân hàng thời gian gần đây:
Khác với những năm đỉnh cao, năm 2009, chỉ có hai thương vụ đang lưu ý mà ngân hàng nước ngoài trở thành đối tác chiến lược của ngân hàng trong nước. Các thương vụ này cũng chỉ là để tăng tỷ lệ sở hữu lên 15-20%. Đó là BNP Paribas (BNP) nâng tỷ lệ cổ phần tại OCB lên 15%, và MayBank tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần tại Ngân hàng An Bình lên 20%.
Thương vụ đáng chú ý nhất trong nước đó là Oceanbank đã chọn Petrovietnam (PVN) làm cổ đông chiến lược từ đầu năm 2009, với tỷ lệ cổ phần PVN nắm giữ tại Oceanbank là 20%. Vốn điều lệ của ngân hàng này đạt 2.000 tỷ đồng sau khi có sự tham gia góp vốn của PVN.
Một thương vụ khá thú vị liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng. Đó là vào tháng 7/2009, BIDV cho biết đã hoàn tất việc thành lập CTCP Đầu tư và phát triển IDCC 100% vốn Việt Nam với vốn điều lệ 100 triệu USD, do BIDV và Công ty Phương Nam góp vốn. IDCC đã ký hợp đồng chuyển nhượng, chính thức mua lại Ngân hàng Đầu tư Thịnh vượng PIB (một ngân hàng tư nhân của Campuchia), cơ cấu và đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia (BIDC. Ngoài ra, CTCP Bảo hiểm Campuchia Việt Nam (CVI), trong đó IDCC nắm giữ 90% vốn cũng đã được phía Campuchia cấp phép thành lập.
Các thương vụ khác trong lĩnh vực ngân hàng tài chính bao gồm:
Hình 2.4: Thương vụ M&A chia theo ngành
Công ty Cổ Phần Bảo hiểm HSBC Asia-Pacific, công ty do HSBC Insurance Holdings Ltd sở hữu toàn bộ, đã thông báo ý định tăng cổ phần trong công ty bảo hiểm lớn nhất tại Việt Nam là công ty Bảo Việt từ 10% lên 18%. Sau đó, vào tháng 6, HSBC đã thông báo tăng cổ phần lên thành 25%, số cổ phần tối đa có thể được nắm giữ theo các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam.
Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh (REE) đã tăng số cổ phần từ 35.6% lên thành 61.6% tại Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Bảo Tín, một công ty quản lý đầu tư. REE, được thành lập năm 1997 tại Hồ Chí Minh chuyên sản xuất và phân phối máy lạnh, đồ gia dụng, điện và các sản phẩm cơ khí công nghiệp. Ngoài ra, REE cũng tham gia vào hoạt động đầu tư, phát triển bất động sản và các dịch vụ kỹ thuật phục vụ các dự án công nghiệp, thương nghiệp và dân dụng.
2.2.3. Tình hình hoạt động M&A trong ngành công nghiệp thời gian gần đây:
Ngành công nghiệp tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn về số lượng thương vụ và giá trị M&A. Các giao dịch tập trung nhiều vào lĩnh vực công nghiệp thực phẩm gắn với phân phối để khai thác thị trường 86 triệu dân của Việt Nam: như là bia, nước giải khát, thực phẩm gia vị…Các giao dịch mua bán về công nghiệp năng lượng cũng được diễn ra với giá trị và quy mô lớn.
Một số thương vụ tiêu biểu trong ngành công nghiệp:
Vào tháng sáu, Uniliver đã thông báo mua lại 33.33% cổ phần của Công ty Liên Doanh Unilever Vietnam từ đối tác trong nước là Tập Đoàn Sản Xuất Hóa Chất Quốc Gia Việt Nam (Vinachem). Unilever và Vinachem đã ký thỏa thuận chấm dứt liên doanh để có thể mở rộng thêm hoạt động kinh doanh. Theo đó, Công ty liên doanh Unilever Việt Nam đã trở thành một công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài và được đổi tên thành Công ty TNHH Quốc Tế Unilever Việt Nam hay Unilever Việt Nam.
Loại hình M&A theo đó nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần của doanh nghiệp Việt