M&A giai đoạn từ năm 2007 đến nay:

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò nguồn nhân sự trong tiến trình M&A (Trang 35 - 38)

2.1.2.1. Tình hình M&A trong năm 2007:

Năm 2007 có thể nói là 1 năm nhảy vọt cả về quy mô và giá trị trong hoạt động M&A tại Việt Nam. Sồ thương vụ đạt 133, gấp hơn 3 lần so với năm 2006, trong khi đó giá trị đạt một con số rất ấn tượng ,1,7 tỉ USD ,và gấp đến 6 lần so với năm 2006. Mặc dù trong quý bốn năm 2007, các thị trường chứng khoán đã bắt đầu xuống dốc và nền kinh tế thế giới bắt đầu chậm chạp sụt giảm trong suốt năm 2008. Song, có thể đánh giá năm 2007 là một năm bùng nổ trong hoạt động M&A tại Việt Nam, là một bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển M&A tại Việt Nam. Có thể lý giải nguyên nhân chính cho sự phát triển này là do sự cạnh tranh trên thị trường, hay do xuất hiện các cơ hội kinh doanh mới, nhu cầu mở rộng kinh doanh hoặc cần thiết phải thay đổi hướng đầu tư, Điều này cũng có thể được giải thích dựa trên những cơ sở như: sự tăng trưởng nóng của nền kinh tế thời gian qua đã sản sinh ra nhiều công ty hoạt động trong những ngành có tính cạnh tranh cao như kế toán - kiểm toán, tài chính - ngân hàng, chứng khoán… Khi nền kinh tế xuất hiện yếu tố bất lợi, để đối phó với những khó khăn, các công ty sẽ có xu hướng liên kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển.

2.1.2.2. Tình hình M&A trong năm 2008:

Với tình trạng hỗn loạn trong nền kinh tế tài chính, giới kinh doanh chẳng ngạc nhiên gì khi thấy các hoạt động M&A đột ngột giảm mạnh trong năm 2008. Năm 2008, nền kinh tế Việt Nam cũng như thế giới gặp rất nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, điều đó đã ảnh hưởng ít nhiều đến thị trường M&A của Việt Nam, số thương vụ có tăng lên 146 thương vụ, nhiều hơn 35,2% so với năm 2007 nhưng giá trị đã giảm 41,3% đạt 1.009 triệu USD. Thực tế cũng cho thấy, xét về giá trị các giao dịch, Việt Nam dường như phải chịu tỷ lệ phần trăm giật lùi cao hơn hoạt động mua bán sáp nhập toàn cầu và khu vực. Tuy nhiên, tỷ lệ phần trăm tăng số lượng các giao dịch mua bán được thông báo là cao hơn nhiều so với các nước khác và các khu vực khác.

Trong năm 2008, thị trường M&A vẫn tiếp tục hoạt động mạnh mẽ trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng, tiếp theo sau đó là các ngành trong lĩnh vực công như vận chuyển & cơ sở hạ tầng và ngành ôtô & linh kiện. Ngành truyền thông và giải trí cũng tăng trưởng trong năm 2008 chiếm 12% tổng các giao dịch mua bán, đặc biệt là Ngành Quảng cáo, Tiếp thị và Internet.

So sánh với 6 tháng đầu năm 2007 thì giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam vào những tháng đầu năm 2008 tuy thấp hơn, nhưng số lượng lại nhiều hơn 1 thương vụ. Do đó, các chuyên gia cho rằng còn quá sớm để kết luận rằng hoạt động M&A có suy giảm

hay không. Có thể thấy sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ trong khiến cho các quỹ đầu tư, công ty và tập đoàn lớn trên thế giới nghĩ đến việc chuyển hướng kinh doanh sang các quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh, trong đó có Việt Nam. Nhiều người nói đến làn sóng M&A sẽ diễn ra mạnh mẽ chưa từng thấy ở Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, viễn thông…

Theo đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài, để hoạt động tại thị trường mới mẻ và đầy tiềm năng như Việt Nam, các nhà đầu tư có nhiều hình thức lựa chọn khác nhau. Một là, thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; 2 là, phát triền các chi nhánh; ba là, thông qua hoạt động M&A. Và sự lựa chọn phù hợp nhất trong giai đoạn hiện nay tại Việt Nam chính là M&A.

Còn đối với các doanh nghiệp Việt Nam đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình hội nhập sẽ không tránh khỏi sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài và có thể dẫn đến phá sản. Để giải quyết sao cho người chủ doanh nghiệp không mất hoàn toàn tài sản và công sức đã đầu tư của mình, cũng như các nhà đầu tư tiếp cận được với nhiều cơ hội đầu tư thuận lợi hơn, các vấn đề về nhân công, việc làm được giải quyết ổn thỏa đó chính là M&A.

2.1.2.3. Tình hình M&A trong năm 2009:

Tổng giá trị các giao dịch M&A trong năm 2009 là 1,138 tỷ USD trong đó 200 giao dịch là giữa các công ty trong nước, 90 giao dịch là giữa công ty nước ngoài mua/sáp nhập công ty trong nước và 5 giao dịch thực hiện bởi công ty Việt Nam mua, sáp nhập với công ty ở nước ngoài.

Trong năm 2009, ngành công nghiệp chiếm gần 1/4 tổng các giao dịch M&A tại Việt Nam, tăng 15% so với năm 2008. Đứng thứ 2 là ngành năng lượng với mức tăng từ 7% năm 2008 lên đến 17% trong năm 2009.

Ngành tài chính ngân hàng và ngành công nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thương vụ M&A tại Việt Nam năm qua. Bất động sản tiếp tục có một năm sôi động cả trong lĩnh vực FDI và mua bán dự án. Xuất hiện một vài thương vụ đáng chú ý trong ngành công nghệ thông tin -truyền thông và ngành dược phẩm -chăm sóc sức khỏe. Thông qua một số thương vụ trong năm 2009, các chuyên gia cho biết có một xu hướng xuất hiện trong các tập đoàn đa ngành của Việt Nam chính là tái cơ cấu tổ chức, giảm đối thủ cạnh tranh nhỏ thông qua mua bán, sáp nhập và mở rộng hoạt động sang các ngành khác. Điều này đã dẫn đến một số lượng lớn các giao dịch diễn ra trong ngành công nghiệp, năng lượng và vật liệu.

Hình 2.2: Quy mô thương vụ M&A ti Vit Nam

Nguồn: www.mavietnam2009.com

Số giao dịch và giá trị giao dịch giảm so với năm 2008, tuy nhiên M&A tại Việt Nam vẫn xuất hiện những thương vụđáng chú ý. Theo số liệu của Thomson Reuters, giá trị giao dịch M&A trên thế giới năm qua là 1.630 tỷ USD (giảm 39,2% so với năm 2008), số thương vụ là 30.830, giảm 10,4% so với năm 2008.

Về số lượng và giá trị:

Theo số liệu thống kê, số thương vụ được công bố năm 2009 tiếp tục xu hướng tăng ổn định, số thương vụ công bố khoảng 230 thương vụ. Giá trị M&A năm qua giảm nhẹ so với mức 1,1 tỷ USD năm 2008.

Trong một nghiên cứu độc lập của PriwaterhouseCoopers thì Việt Nam tăng số lượng thương vụ và tăng nhẹ về giá trị do sự xuất hiện của một số thương vụ vào cuối năm. Thị trường chứng khoán Việt Nam ở mức thấp khoảng 230 điểm vào tháng 2 năm 2009 và giá trị thẩm định có xu hướng giảm theo chỉ số chứng khoán, dẫn đến sự sụt giảm quy mô các giao dịch về mặt giá trị so với thời gian trước đây.

Con số này cũng phản ánh lên thực tế là nhiều công ty nước ngoài dành thời gian để đánh giá lại chiến lược mở rộng của họ tại thị trường nước nhà và thị trường đang phát triển như Việt Nam do tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu tiếp tục gây ảnh hưởng to lớn đến các xu thế M&A.

Về quy mô của thương vụ:

Các giao dịch tại Việt Nam chủ yếu là các giao dịch ở quy mô nhỏ và vừa; quan sát các thương vụ M&A diễn ra tại Việt Nam năm 2009, có thể thấy 2 loại thương vụ chiếm ưu thế: đó là giao dịch quy mô nhỏ với giá trị dưới 5 triệu USD và các giao dịch ở mức trung có quy mô khoảng 20 triệu USD/thương vụ.

Về đặc điểm của thương vụ:

Các thương vụ tại Việt Nam chủ yếu vẫn thuộc về hai loại: Doanh nghiệp nước ngoài mua cổ phần doanh nghiệp Việt Nam (chiếm 40% số giao dịch); và Doanh nghiệp Việt Nam mua lại doanh nghiệp Việt Nam (chiếm 40% số giao dịch). Con số thống kê về loại hình này cũng chứng minh cho hai đặc điểm về xu hướng M&A tại Việt Nam sẽ được trình bày ở phần sau.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò nguồn nhân sự trong tiến trình M&A (Trang 35 - 38)