Sự sắp xếp và cơ cấu lại các doanh nghiệp, nhất là các công ty cổ phần có vốn

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò nguồn nhân sự trong tiến trình M&A (Trang 43 - 44)

đầu tư của nhà nước, hoặc công ty thành viên của doanh nghiệp nhà nước:

Vai trò và tỷ trọng các doanh nghiệp nhà nước hoặc được sáng lập bởi nhà nước tại Việt Nam còn khá lớn. Vì vậy, cùng với chủ trương đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước; cũng như sự sắp xếp các thành viên trong một tập đoàn nhà nước; số thương vụ liên quan đến nhóm này vẫn tiếp tục được diễn ra trong năm 2009.

Hai ví dụ tiêu biểu cho việc chuyển nhượng và sắp xếp lại trong nhóm công ty có liên quan đến nhà nước: đó là thương vụ SCIC nhận chuyển nhượng phần đầu tư của Vinashin tại Bảo Việt và các thương vụ chuyển giao, hợp nhất trong Tập đoàn dầu khí Việt Nam.

Thương vụ được chú ý nhiều trong năm qua là trường hợp SCIC nhận chuyển nhượng khoản đầu tư của Vinashin tại tập đoàn Bảo Việt. Để trở thành cổ đông chiến lược trong nước duy nhất của Bảo Việt, cách đây hai năm, Vinashin đã bỏ ra một số tiền không nhỏ 1.467 tỷ đồng (hơn 90 triệu USD) để sở hữu 3,56% vốn điều lệ.

Sau hai năm kể từ ngày ký thỏa thuận với đối tác chiến lược, Bảo Việt công bố việc thay đổi trong cơ cấu cổ đông lớn. Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) - đối tác chiến lược trong nước duy nhất đã chính thức thoái vốn và xin rút khỏi Hội đồng Quản trị.

Đơn vị nhận chuyển nhượng là Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước – SCIC. Theo nội dung đưa ra xin ý kiến cổ đông, việc thoái vốn của Vinashin tại Bảo Việt được hiểu là việc chuyển giao phần vốn nhà nước tương ứng với tỷ lệ sở hữu 3,56% vốn điều lệ của Bảo Việt đã đầu tư trước đó lại cho SCIC quản lý.

Tuy nhiên, điểm lưu ý của thương vụ là mức giá mà Vinashin mua cổ phần của Bảo Việt là mức giá đấu thành công bình quân thực tế 71.918 đồng/cổ phần. Đến thời điểm chuyển giao, giá của Bảo Việt trên sàn HSX là 37.100 đồng/cổ phần.

Một trong những tập đoàn nhà nước đẩy mạnh sắp xếp doanh nghiệp, cơ cấu lại các khoản đầu tư, nhất là các khoản đầu tư ngoài ngành là Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Năm 2009, PVN cơ cấu lại một loạt các công ty thành viên: như chuyển nhượng phần vốn góp vào công ty cổ phần cho thuê máy bay (VALC) cho Tổng Công ty Tài chính Dầu khí PVFC, Công ty CP dịch vụ đường cao tốc dầu khí được chuyển nhượng cho Công ty xây lắp dầu khí… Như vậy, sau khi sắp xếp lại, PVN còn hai định chế tài chính được Chính phủ cho phép từ khi còn là Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, đó là: PVFC và PVI.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò nguồn nhân sự trong tiến trình M&A (Trang 43 - 44)