Nhận định xu hướng cho thị trường M&A tại Việt Nam năm 2010:

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò nguồn nhân sự trong tiến trình M&A (Trang 53 - 56)

M&A tại Việt Nam trong năm 2010 sẽ thay đổi theo chiều hướng tăng so với năm 2009, tuy nhiên giá trị giao dịch sẽ không tăng quá đột biến. Triển vọng thị trường mua bán sáp nhập năm 2010 sẽ phụ thuộc nhiều vào sự phục hồi kinh tế thế giới, kinh tế trong nước, các chính sách của Chính phủ, các động thái và chiến lược của nhà đầu tư.

Ngân hàng Thế giới và một số tổ chức mới đây đều đưa ra những dự báo khá lạc quan về triển vọng kinh tế trong năm 2010. Theo đó, GDP thế giới có thể tăng trưởng ở mức 2- 3%, thương mại toàn cầu tăng 7-10%, giá dầu thô, lạm phát và lãi suất vẫn sẽở mức thấp. Kinh tế trong nước rõ ràng đã xuất hiện những dấu hiệu phục hồi khá ấn tượng. Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn, trong đó nổi cộm là vấn đề tỷ giá và nguy cơ lạm phát. Các chuyên gia phân tích độc lập dự kiến rằng tăng trưởng GDP năm 2010 sẽ đạt khoảng 6%. Các giao dịch trong nước mang tính chiến lược cũng như các thương vụ vốn sở hữu tư nhân cũng được coi là những diễn biến tạo nên xu hướng tích cực trong năm 2010, được tạo nên bởi sự phục hồi của kinh tế toàn cầu cùng cảm nhận tích cực có được nhờ sự tăng trưởng với tốc độ mạnh mẽ của Việt Nam bất chấp cuộc khủng khoảng mới đây.

Bên cạnh đó, trong tuần đầu tiên của tháng 1, Chính phủ đã thông báo một cách cụ thể dự định khởi động lại tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trong năm 2010. Động thái này có thể đưa đến một số thương vụ có qui mô lớn trong năm nay.

Một sáng kiến quan trọng khác của Chính phủ, có thể có ảnh hưởng đáng kể đối với môi trường của hoạt động M&A trong năm 2010 là việc sáp nhập theo dự kiến của các doanh nghiệp nhà nước do nhu cầu hợp lý hóa hoạt động của các doanh nghiệp này và cải thiện năng lực cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu để giảm thâm hụt thương mại.

Ví dụ, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tháng 1, ba doanh nghiệp sản xuất thủy sản thuộc sở hữu nhà nước sẽ sáp nhập với nhau để thành lập Tổng công ty Thủy sản Việt Nam (sau các sản phẩm dệt may và dầu thô, thủy sản là loại hàng xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam).

Thị trường chứng khoán trong năm 2010 sẽ tiếp tục tăng trưởng cùng với sự phục hồi của nền kinh tế. Tuy nhiên mức tăng trưởng có thể sẽ không mạnh và khó có một sự bùng nổ mạnh mẽ toàn diện của thị trường, do chính sách tín dụng được kiểm soát chặt chẽ hơn so

với năm 2009. Hiện nay, P/E của TTCK Việt Nam ước tính ở mức từ 15-16 lần. Đây không phải là mức quá cao so với tiềm năng của một thị trường mới nổi như Việt Nam. Có nhiều ý kiến và quan điểm khác nhau về triển vọng M&A tại Việt Nam, nhiều ý kiến cho rằng viễn cảnh của M&A năm 2010 khá mờ nhạt, cũng có quan điểm cho rằng trong thời kỳ khủng hoảng M&A sẽ bùng nổ. Quan điểm của chúng tôi cũng như nhiều chuyên gia khác cho rằng, M&A tại Việt Nam vẫn đang và sẽ phát triển tương ứng với trình độ phát triển và điều kiện phát triển của nền kinh tế, cũng như sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam.

Nhìn về dài hạn, hoạt động M&A tại Việt Nam có nhiều tiềm năng và sẽ phát triển ở mức độ và chất lượng cao hơn nhiều so với những gì đang diễn ra hiện nay. Cùng lúc đó, các chuyên gia phân tích dự kiến giao dịch M&A ở tất cả các ngành nghề sẽ tăng trưởng trong năm 2010, trong đó các thương vụ giữa các doanh nghiệp trong nước vẫn tiếp tục tăng nhanh do các doanh nghiệp Việt Nam đang tăng trưởng tìm kiếm các mục tiêu sáp nhập & mua lại để đầu tư tiền nhàn rỗi của họ và thúc đẩy tăng trưởng cao hơn.

Đánh giá triển vọng M&A theo ngành: Xu hướng M&A trong năm 2010 sẽ tập trung ở một số ngành như: nhóm hàng tiêu dùng nhanh, giải trí và truyền thông, ngành dịch vụ tài chính, bất động sản. Ngoài ra, một số ngành khác cũng sẽ thu hút M&A như: các ngành công nghiệp cung cấp đầu vào cho nhóm hàng tiêu dùng nhanh, khu vực sản xuất hàng dệt may, khu vực bán lẻ, Một số lĩnh vực khác có thể sẽ bắt đầu xuất hiện các thương vụ trong năm 2010 là viễn thông, khai khoáng. Lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe cũng như lĩnh vực giáo dục cũng sẽ được quan tâm nhiều hơn.

Năm 2009, giới quan sát và các nhà đầu tư đã chờ đợi các giao dịch lớn cùng với quá trình đàm phán lựa chọn đối tác chiến lược của Vietcombank, Vietinbank, hoặc cổ phần hóa Mobifone. Đồng nghĩa với sự có mặt của các nhà đầu tư chiến lược tầm cỡ và chờ đợi các giá trị giao dịch lớn. Tuy nhiên, kết quả là vẫn cần phải chờ đợi thêm thời gian nữa.

Tin rằng, cùng với sự nỗ lực của Chính phủ, và các doanh nghiệp, năm 2010 sẽ có thể xuất hiện một số thương vụ được coi là lớn và có tầm cỡ. Năm 2010, chúng ta có thể sẽ được chứng kiến một số thương vụ là kết quả của các động thái sau đây:

- Ngày 5/1, Tập đoàn Kumho Asiana của Hàn Quốc thông báo kế hoạch tái cơ cấu tập đoàn, theo đó sẽ cắt giảm 20% số quản trị viên, đồng thời bán một số tài sản của tập đoàn. Kumho dự kiến thu được 1.300 tỉ won (tương đương 1,1 tỉ USD) nhờ bán bớt các tài sản ở trong nước và cả ở nước ngoài, trong đó có các tài sản ở Việt Nam và Hong

Kong. Tập đoàn lớn thứ tám Hàn Quốc này đã rơi vào tình trạng khó khăn tài chính nặng nề sau khi thất bại trong việc bán Daiwoo Engineering and Construction.

- VCG đẩy nhanh tiến độ bán vốn dự án Xi măng Cẩm Phả Dự án Xi măng Cẩm Phả được HĐQT Vinaconex đặt kế hoạch tái cơ cấu nhằm tăng hiệu quả hoạt động và đảm bảo khả năng tự chủ về tài chính của dự án.

Đây là dự án được đánh giá có hiệu quả (năm đầu tiên đi vào hoạt động dự kiến có lãi), vì vậy, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã bày tỏ mối quan tâm được tham gia đầu tư vào dự án thông qua việc nhận chuyển nhượng một phần cổ phần của Vinaconex tại Công ty cổ phần Xi măng Cẩm Phả, đơn vị đang sở hữu, quản lý và vận hành Nhà máy Xi măng Cẩm Phả tại Quảng Ninh và Trạm nghiền Xi măng Cẩm Phả tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Đại hội cổ đông của các công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam như FPT hay CMC đều đã thống nhất sẽ dành một phần nguồn vốn cho hoạt động M&A các công ty trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

- Sapporo cho biết sẽ mua 65% cổ phần của Kronenbourg Việt Nam (KVL), một liên doanh 50-50 giữa công ty bia Đan Mạch Carlsberg Brewery A/S và Tổng công ty thuốc lá Việt Nam (Vinataba), với giá 25,35 triệu đô la Mỹ.

Theo đó, Carlsberg sẽ chuyển toàn bộ 50% và Vinataba chuyển 15% cổ phần KVL sang Sapporo. Sau khi thỏa thuận kết thúc, Vinataba sẽ nắm 35% cổ phần của liên doanh. Một quan chức của Kronenbourg Việt Nam cho biết hiện việc đàm phán đã hoàn tất và đang trong quá trình lo liệu thủ tục, dự kiến phải đến tháng 1-2010 mới hoàn thành và ký kết chính thức. Theo Sapporo, công ty này dự định sẽ đổi tên Kronenbourg Việt Nam thành Sapporo Việt Nam.

- Viettel cũng đang hướng đến việc tham gia mua lại hoặc góp vốn vào các mạng ở thị trường các nước thuộc châu Á, châu Phi và Mỹ latinh. Thông tin cho thấy Viettel có thể sẽ thực hiện 02 thương vụ lớn:

* Thương vụ thứ nhất Viettel mua lại 60% cổ phần của mạng di động Teletalk tại Bangladesh. Ban đầu, số tiền Viettel rót vào thương vụ này được cho là 250 triệu USD, nhưng gần đây con số này được nâng lên 300 triệu USD. Teletalk là mạng di động nhỏ nhất trong 6 mạng di động tại Bangladesh, có khoảng 1 triệu thuê bao (TB) trong tổng số khoảng 50 triệu TB di động tại đất nước này.

*Thương vụ thứ hai Viettel chi ra 59 triệu USD để mua lại 70% cổ phần của Cty viễn thông Teleco tại Cộng hoà Haiti, đơn vị sở hữu mạng di động Teleco. Thương vụ này dự

kiến sẽ hoàn tất vào tháng 4.2010. Nếu cả hai thương vụ suôn sẻ thì Viettel phải chi đến 359 triệu USD.

- Trong biên bản ghi nhớ với Carlsberg ngày 4/11, Ủy ban Nhân dân Thừa Thiên-Huế xác nhận sẽ hỗ trợ tập đoàn này mua lại 50% vốn góp của chính Ủy ban trong Công ty Bia Huế. Công ty Bia Huế là đơn vị sản xuất bia hàng đầu tại miền trung Việt Nam với nhãn Huda. Công ty hiện có hai nhà máy với tổng công suất hằng năm lên tới 200 triệu lít. Vào năm 1995, Carlsberg đã mua 50% cổ phần hiện tại của công ty này.

- Tháng 12/2009, Ba tổng công ty thủy sản gồm Tổng công ty Thủy sản Việt Nam, Tổng công ty Thủy sản Hạ Long, Tổng công ty Hải sản Biển Đông đã thống nhất một số ý kiến nhằm hoàn thiện dự thảo hợp nhất 3 tổng công ty. Dự kiến kế hoạch này sẽ được trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và thực hiện trong quý I/2010. Sau khi hợp nhất, doanh thu năm 2010 của Tổng công ty Thủy sản Việt Nam (mới) dự kiến sẽ đạt khoảng 4.455 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 77 triệu USD, tổng lợi nhuận khoảng 90 tỷ đồng.

- Một thông tin đáng chú ý nữa mới là M&A trong ngành viễn thông: có tin SK Telecom Việt Nam (SKTV) sẽ không tiếp tục đầu tư tại Việt Nam và Công ty Rutter Associates Korea của Hàn Quốc đang muốn tham gia vào liên doanh mạng di động S-Fone. Tuy nhiên, hiện Rutter Associates Korea và SPT đang trong giai đoạn đàm phán.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò nguồn nhân sự trong tiến trình M&A (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)