Xu hướng Doanh nghiệp Việt Nam trở thành người đi mu a:

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò nguồn nhân sự trong tiến trình M&A (Trang 42 - 43)

Ở phần trên, chúng tôi đã đề cập đến thương vụ mà BIDV mua lại một ngân hàng tại Campuchia. Đây cũng là một ví dụ tiêu biểu cho việc một số doanh nghiệp Việt Nam đã và đang trở thành những người mua chủ động trong hoạt động M&A.

Điểm thú vịở chỗ, trước đây khi nói đến M&A hay nói đến đối tác chiến lược, người ta thường nghĩ ngay đến yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, quan niệm đó giờ đây đã có thay đổi. Theo thống kê của chúng tôi, số lượng các giao dịch doanh nghiệp Việt Nam mua lại doanh nghiệp Việt Nam là 40% tổng số giao dịch toàn thị trường. Giao dịch doanh nghiệp Việt Nam mua lại doanh nghiệp nước ngoài, hoặc mua lại một bộ phận doanh nghiệp nước ngoài chiếm 4,62% tổng số giao dịch năm 2009.

Một điểm hình khác cho việc trở thành một người đi muatrong năm 2009 là Viettel. Tiếp sau việc trở thành đối tác chiến lược của ngân hàng TMCP Quân đội MB, Viettel tiếp tục hiện diện qua thương vụ Vinaconex vào thời điểm đáy của thị trường chứng khoán. Vào tháng 2, Viettel đã hoàn tất việc mua 35 triệu cổ phần của Vinaconex - một trong những tập đoànhàng đầu tại Việt Nam trong ngành xây dựng, hoạt động trong các lĩnh vực xây dựng, tư vấn đầu tư, thiết kế, hoạch định, xuất nhập khẩu trang thiết bị, nguyên vật liệu cho ngành xây dựng và các ngành liên quan. Sau giao dịch mua bán này, Viettel đã nắm giữ 18.9% cổ phần của Vinaconex và có ý định mua thêm cổ phần nữa của Vinaconex. Năm 2009, Viettel và Vinaconex cũng đã hoàn tất việc thành lập Công ty CP Tài chính Vinaconex – Viettel.

Không chỉ thực hiện chiến lược mua lại trong nước, Viettel là doanh nghiệp viễn thông đầu tiên của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài với việc đầu tư vào thị trường Campuchia. Viettel cũng đang hướng đến việc tham gia mua lại hoặc góp vốn vào các mạng di động ở thị trường các nước thuộc châu Á, châu Phi và Mỹ latinh. Theo đánh giá của Viettel, do khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhiều nhà đầu tư đang bán lại các công ty viễn thông với giá giảm 2 – 4 lần so với giá cách đây 2 – 3 năm. Đây là cơ hội để Viettel thâm nhập thị trường quốc tế.

Những người mua trong khối tư nhân đã và đang trỗi dậy trong những năm qua tại Việt Nam. Với việc tận dụng được các cơ hội trên thị trường chứng khoán và tập trung được các nguồn lực. Một loạt các tập đoàn tư nhân mạnh đã và đang hiện diện và có nhứng

động thái M&A nhất định. Trong danh sách này cần phải kể đến Kinh đô – tập đoàn chuyên về thực phẩm, Hòa phát, Hoàng Anh Gia Lai, Prime Group,...

Năm 2009 Công ty Đầu Tư Kinh Đô, công ty do tập đoàn Kinh Đô sở hữu 100% vốn, Công ty TNHH Uni-President Việt Nam, công ty do tập đoàn Uni-President Enterprises Corp của Đài Loan sở hữu 100% và Công ty Cổ Phần Thức Uống Tribeco Bình Dương, đã thông báo mua 72.6% cổ phần, tương đương 20 triệu cổ phiếu phổ thông mới tại Công ty Cổ Phẩn Thực Phẩm và Thức uống Sài Gòn (Sabeco), một công ty sản xuất nước uống đóng lon với giá là 7.520/1 cổ phiếu (0,444 đô la Mỹ/ cổ phiếu), tương đương 150,4 tỷ đồng Việt Nam (8,874 triệu đô la Mỹ).

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò nguồn nhân sự trong tiến trình M&A (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)