Sự gia tăng nhận thức về môi trƣờng trên thế giới

Một phần của tài liệu Nhận thức của sinh viên đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh về vấn đề môi trường (Trang 26 - 29)

Trong hơn 20 năm qua đã có sự gia tăng nhận thức về các vấn đề môi trƣờng trên toàn thế giới ở các nƣớc phát triển và cũng đạt đƣợc tại một số nƣớc đang phát triển. Kinh nghiệm về các vấn đề môi trƣờng và các bằng chứng khoa học đã cung cấp cho công chúng những sự thật về mối đe dọa của môi trƣờng nếu nhƣ các quốc gia và toàn thế giới không có biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu các tác động của con ngƣời tới môi trƣờng (Takala, 1991 trích bởi Anf H. Ziadat, 2007). Ngoài ra, con ngƣời có thể tự nhận ra các

vấn đề môi trƣờng thông qua kinh nghiệm bản thân về sự cần thiết của một chƣơng trình giáo dục về bảo vệ môi trƣờng trong đó tạo điều kiện cho con ngƣời tăng cƣờng khả năng ra quyết định, lựa chọn hành động và thái độ phát triển để tăng cƣờng cách sống thân thiện với môi trƣờng trong bất kỳ xã hội nào trên thế giới (Takala, 1991 trích bởi Anf H. Ziadat, 2007).

Một nghiên cứu so sánh về nhận thức môi trƣờng của nhóm dân số chung và nhóm có vị trí đặc biệt (các chuyên gia về môi trƣờng, những nhà quản lý công nghiệp, các nhà chính trị) của 3 nƣớc phát triển: CHLB Đức, Anh và Mỹ (Hans Kessel, 1982) và nghiên cứu nhận thức sinh viên Bắc Kinh (Koon-Kwai Wong, 2003) cũng chỉ ra rằng ngƣời dân có nhận thức ngày càng cao. Họ nhận thấy xã hội công nghiệp mang lại mức sống cao hơn và họ cũng nhận thức đƣợc sự khẩn cấp của các vấn đề môi trƣờng, đặc biệt là khu vực đô thị và đồng ý rằng con ngƣời nên sống hòa hợp với thiên nhiên.

Tuy nhiên, họ có sự bi quan hơn về môi trƣờng tƣơng lai: vấn đề môi trƣờng sẽ ngày càng nghiêm trong hơn và họ không có một phân giới ƣu tiên rõ ràng giữa bảo vệ môi trƣờng và phát triển kinh tế (Koon-Kwai Wong, 2003; Hans Kessel, 1982), trong khi phát triển kinh tế và bảo vệ môi trƣờng đều không thể thiếu trong sự phát triển bền vững của một quốc gia.

Năm 1987, Ủy ban môi trƣờng và phát triển quốc tế (WCED) lần đầu tiên đã đƣa ra phân tích sâu sắc về phát triển bền vững trong báo cáo Brundtland “Tƣơng lai chung của chúng ta”. Báo cáo đã chỉ ra mối quan hệ giữa môi trƣờng và phát triển kinh tế, xác định đặc điểm cơ bản của các vấn đề môi trƣờng chính đồng thời liên kết mối quan tâm chung của các quốc gia để theo đuổi những chiến lƣợc và chính sách nhằm hƣớng tới sự phát triển bền vững. Báo cáo đã chỉ ra rằng chính phủ các nƣớc nên thực hiện những chiến lƣợc để giảm tác động các hoạt động của con ngƣời tới môi trƣờng của thế hệ tƣơng lai. Phát triển bền vững đƣợc định nghĩa là phát triển đáp ứng những nhu cầu hiện tại nhƣng không gây tổn hại tới môi trƣờng và ảnh hƣởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tƣơng lai (Báo Cáo Bruntland 1987; Dale And Hill 2001; Giddings Et Al.2002; O’neil Et Al.2001; Government Of Western Australia 2003, trích bởi Anf H. Ziadat, 2007)).

Munansinghe (1992) đã triển khai định nghĩa phát triển bền vững trên bằng cách xây dựng mối liên hệ giữa 3 yếu tố kinh tế, xã hôi và môi trƣờng. Tƣơng ứng với 3 góc của tam giác phát triển bền vững là các mục tiêu cần đạt đƣợc. Chẳng hạn với môi trƣờng là phải đảm bảo đa dạng sinh học, sử dụng hiêu quả nguồn tài nguyên và giảm ô nhiễm môi trƣờng (Mô hình phát triển bền vững).

Hội nghị về môi trƣờng tổ chức ở Rio de Janeiro, Braxin năm 1992, các nƣớc đã thông qua bản tuyên ngôn Rio và Chƣơng trình nghị sự 21, trong đó khẳng định tất cả các nƣớc đều có trách nhiệm làm cho sự phát triển chung là lâu bền, trong đó các nƣớc phát triển phải chịu trách nhiệm nhiều hơn. Đặc biệt là Nghị Định Thƣ Kyoto đƣợc đƣa ra vào năm 1997 - một cam kết đƣợc tiến hành dựa trên các nguyên tắc của Chƣơng trình khung của Liên hiệp quốc về vấn đề biến đổi khí hậu với sự tham gia của 181 nƣớc (tính đến tháng 2/2009, Bách khoa toàn thƣ mở Wikipedia). Trong đó những quốc gia tham gia kí kết phải chấp nhận việc cắt giảm khí CO2 và năm loại khí gây hiệu ứng nhà kính khác.

Tại hội nghị toàn cầu về biến đổi khí hậu họp tại Bali (Indonexia) năm 2007 đã đƣợc tổ chức với thông điệp rằng ô nhiễm môi trƣờng là trở ngại rất lớn cho sự phát triển của mỗi quốc gia, cũng nhƣ toàn thế giới. Các hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc nhƣ Copenhagen, Đan Mạch hay Cancun, Mexico tuy chƣa đạt đƣợc nhƣ mong muốn của nhân dân thế giới nhƣng cũng thu đƣợc một số kết quả quan trọng. Cụ thể, tại hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc tại Cancun, Mexico đã thỏa thuận một Quỹ Khí hậu xanh sẽ đƣợc thành lập nhằm gây quỹ 1.000 tỉ USD trong vòng 10 năm tới để hỗ trợ các nƣớc nghèo phát triển thân thiện với môi trƣờng và đối phó hậu quả của biến đổi khí hậu.

Các nỗ lực của chính phủ các nƣớc thông qua các chính sách, luật pháp về bảo vệ môi trƣờng và sử dụng các nguồn năng lƣợng sạch nhƣ Newzealand, Costarica, Iceland, Áo, Thụy Điển, Đan Mạch, Hà Lan, Singapore,…cho thấy sự quan tâm của chính phủ và ngƣời dân các nƣớc về các vấn đề môi trƣờng hiện nay. Ở nhiều nƣớc, các chƣơng trình giáo dục đều có giảng dạy các môn học về môi trƣờng và tầm quan trọng của môi trƣờng. Đồng thời, giáo dục về ý thức bảo vệ môi trƣờng cho thế hệ trẻ cũng đƣợc gia đình và xã

hội quan tâm rất nhiều. Đặc biệt, vào tháng 6/2011, Đức đã tuyên bố sẽ trở thành cƣờng quốc công nghiệp đầu tiên từ bỏ năng lƣợng nguyên tử vào năm 2022.

Cùng với sự gia tăng về nhận thức của chính phủ và ngƣời dân các nƣớc là sự phát triển mạnh mẽ của các tổ chức phi chính phủ, các sự kiện đƣợc tổ chức với sự tham gia của các nhà hoạt động hòa bình về môi trƣờng và ngƣời dân các nƣớc trên thế giới. Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về “Môi trƣờng và con ngƣời” tổ chức tại Xtôckhôm (Thủ đô Thụy Điển) ngày 06/05/1972 là kết quả của những nhận thức về sự phát triển ngày càng tăng của nạn suy thoái môi trƣờng, là hành động đầu tiên đánh dấu sự nỗ lực chung của toàn thể nhân loại nhằm giải quyết các vấn đề về môi trƣờng. Từ đó, ngày 06/05 đã đƣợc Liên Hợp Quốc chọn để kỉ niệm hằng năm và khuyến khích nhân dân, chính phủ và các tổ chức của tất cả các nƣớc trên thế giới tổ chức các hoạt động nhằm cải thiện môi trƣờng của nƣớc mình.

Một phần của tài liệu Nhận thức của sinh viên đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh về vấn đề môi trường (Trang 26 - 29)