+ Môi trƣờng chung. + Môi trƣờng nƣớc. + Môi trƣờng không khí. + Chất thải rắn. + Rừng và đa dạng sinh học. + Môi trƣờng đất. + Ô nhiễm tiếng ồn.
Ngoài các vấn đề môi trƣờng trên, nhóm nghiên cứu còn mở rộng ra các vấn đề môi trƣờng toàn cầu nhƣ biến đổi khí hậu, hiện tƣợng khí nhà kính, môi trƣờng sinh thái và tài nguyên thiên nhiên (Koon-Kwai Wong (2003) cho thấy sinh viên thƣờng quan tâm nhiều hơn về các vấn đề môi trƣờng toàn cầu so với các nhóm ngƣời khác trong xã hội).
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Chƣơng 2 đã trình bày cơ sở lý luận về môi trƣờng và các vấn đề môi trƣờng hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam; nhận thức và nhận thức về các vấn đề môi trƣờng; quá trình gia tăng nhận thức của ngƣời dân trên thế giới trong những năm qua và các nghiên cứu trƣớc đây trên thế giới về nhận thức về các vấn đề môi trƣờng trên thế giới những năm gần đây.
Trên cơ sở những lý thuyết đƣợc nghiên cứu, một mô hình nghiên cứu đƣa ra những giả thiết ban đầu để xây dựng mô hình đo lƣờng nhận thức của sinh viên TP.HCM về vấn đề môi trƣờng: Môi trƣờng chung, môi trƣờng nƣớc, môi trƣờng không khí, ô nhiễm tiếng ồn, chất thải rắn, môi trƣờng đất và rừng. Đồng thời, xác định các nhân tố có thể tác động đến nhận thức của sinh viên: giới, ngành học, năm học, vị trí địa lý, nơi ở hiện tại, vùng miền sinh sống và thu nhập.
CHƢƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu đã đƣợc đề cập ở chƣơng 1, và cơ sở lý thuyết cũng nhƣ mô hình nghiên cứu đã đƣợc trình bày ở chƣơng 2. Chƣơng này sẽ trình bày chi tiết hơn về phƣơng pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, và các thang đo để đo lƣờng các khái niệm nhằm kiểm định mô hình nghiên cứu.
Chƣơng 3 gồm 2 phần chính: (1) thiết kế nghiên cứu, (2) phƣơng pháp xử lý số liệu.