Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Một phần của tài liệu Nhận thức của sinh viên đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh về vấn đề môi trường (Trang 61)

Với 314 mẫu khảo sát, các sinh viên đƣa ra các đánh giá trên thang đo 5 điểm của Likert về 7 thang đo lƣờng trong mô hình khái niệm về các yếu tố tác động đến nhân thức của sinh viên về môi trƣờng, phân tích EFA đƣợc cho là phù hợp khi đáp ứng đủ những điều kiện sau:

(1)Hệ số tải nhân tố Factor Loading 0,55 (2)0,5≤ KMO ≤ 1

(3)Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê Sig. 0,05 (4)Phƣơng sai trích 50%

Sau 3 vòng phân tích EFA dựa trên 4 tiêu chuẩn đã đề cập phải đƣợc thỏa mãn, bảng 4.4.2 cho thấy 6 biến quan sát bị loại bỏ (gồm: MT1, MT2, NC1, KK1, TO2, DD1), còn lại 18 biến quan sát với 4 nhân tố mới hình thành.

Bảng 4.5: Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) STT Biến quan sát Nhân tố Tên nhân tố 1 2 3 4 1 RR3 0.7421 Yếu tố cá nhân 2 NC3 0.6971 3 NC4 0.6842 4 RT4 0.6776 5 RT3 0.6768 6 RR4 0.6743 7 RT2 0.6326 8 KK2 0.5739 9 NC2 0.5584 10 TO3 0.5454 11 RR2 0.5319 12 RR1 0.5311 13 KK1 0.593 Yếu tố môi trƣờng 14 TO1 0.5113 15 DD3 0.6329 Yếu tố địa lý 16 KK3 0.5942 17 MT3 0.6988 Yếu tố địa lý 18 DD3 0.5463

Nguồn: Số liệu phân tích dữ liệu nghiên cứu định lượng bằng SPSS

Theo nhƣ kết quả phân tích, mỗi biến quan sát có sai biệt về hệ số tải nhân tố giữa các nhân tố đều lớn hơn 0,3 nên đảm bảo sự phân biệt giữa các nhân tố. Hệ số KMO bằng 0,858 nên EFA phù hợp với dữ liệu phân tích.

Thống kê chi bình phƣơng của kiểm định Bartlett đạt giá trị 3464,627 với mức ý nghĩa là 0,000. Vì thế các biến quan sát có tƣơng quan với nhau trên phạm vi tổng thể. Phƣơng sai trích đạt 62,806% thể hiện rằng 3 nhân tố rút ra giải thích đƣợc 62,806% biến thiên của dữ liệu. Điểm dừng khi trích các yếu tố tại nhân tố thứ 4 với 1,414 (xem chi tiết tại phụ lục 5).

Bảng 4.6: KMO và kiểm định Bartlett

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square

Df Sig. .858 3464.627 300 .000

4.3.3 Điều chỉnh các giả thuyết.

(1)Giả thuyết H1: Nhân tố cá nhân (Trƣờng học, năm học, giới tính, chi tiêu) có tác động đến nhân thức chung của sinh viên về môi trƣờng.

(2)Giả thuyết H2: Nhân tố môi trƣờng (nơi ở hiện tại) có tác động đến nhận thức của sinh viên về môi trƣờng.

(3)Giả thuyết H3: Nhân tố địa lý (quê quán, vùng miền) có tác động đến nhận thức của sinh viên về môi trƣờng.

4.3.4 Phân tích hồi quy.

Phân tích hồi quy để kiểm định mối quan hệ giữa nhận thức của sinh viên về môi trƣờng với các nhân tố vừa đƣợc khám phá. Kết quả hồi quy cũng cho ta biết đƣợc tầm quan trọng, hay thứ tự ƣu tiên các nhân tố trong tác động giải thích biến phụ thuộc. Việc phân tích này đƣợc thực hiện bằng kỹ thuật hồi quy đa biến.

Kết quả thu đƣợc sau khi phân tích hồi quy là các hệ số hồi quy có mức ý nghĩa cao (Chi tiết tại phụ lục 6).

4.4 Kiểm định ANOVA, T-test với các thang đo lý thuyết.

Các thang đo sẽ đƣợc tiến hành kiểm định bằng công cụ ANOVA, T-test. Kiểm định bằng công cụ ANOVA, T-test sẽ giúp xác định đƣợc mức ảnh hƣởng của các đặc điểm cá nhân khảo sát đến mức độ nhận thức về môi trƣờng. Tiêu chuẩn để kiểm định các thang đo là mức ý nghĩa (sig.) ≤ 0,05.

Kết quả kiểm định thang đo bằng ANOVA, T-test cho ta thấy rằng các yếu tố cá nhân bao gồm thông tin nhƣ trƣờng, giới tính, nơi ở, quê quán, vùng miền, chi tiêu đều không có ảnh hƣởng tới nhận thức về môi trƣờng của sinh viên (Phụ lục 4). Đây có thể là do trình độ giáo dục tƣơng đƣơng nhau của các trƣờng ĐH, các kiến thức về môi trƣờng cũng nhƣ kinh nghiệm bản thân của mỗi sinh viên không có sự khác biệt. Thêm nữa, ở Việt Nam không có sự phân biệt giới tính lớn, nam nữ đều có quyền bình đẳng và đƣợc học tập nhƣ nhau, nên nhận thức của họ không khác nhau. Tuy rằng sinh viên đến từ nhiều vùng khác nhau của đất nƣớc, nhƣng họ đều có cái nhìn chung về thực trạng, cũng nhƣ nhận thức về môi trƣờng, chứng tỏ môi trƣờng hiện tại có ảnh hƣởng lớn hơn các thói quen, tập quán tại địa phƣơng tới nhận thức về môi trƣờng. Việc chi tiêu, thu nhập của sinh viên cũng không có ảnh hƣởng nhiều trong nhận thức về môi trƣờng, bởi lẽ những sinh viên đƣợc khảo sát đều trong các trƣờng công lập, có mức học phí thấp, đời sống sinh viên còn phụ thuộc nhiều vào gia đình, nên mức chênh lệch trong chi tiêu không cao. Với những cái nhìn tổng quan đó, ta có thể thấy kết quả của bảng khảo sát vẫn hợp lý.

Trong những yếu tố cá nhân khảo sát, riêng yếu tố về năm học ĐH của sinh viên có ảnh hƣởng tới nhận thức của sinh viên, cụ thể là ảnh hƣởng tới nhận thức về chất thải rắn, nhận thức về rừng, và nhận thức về đất đai. Với mức ý nghĩa ( sig.) của chất thải rắn là 0,013, của rừng là 0,017, của đất đai là 0,035 đều phù hợp với tiêu chuẩn đề ra trong kiểm định. Điều này chứng tỏ sự khác nhau giữa các năm học ĐH của sinh viên có ảnh hƣởng tới nhận thức của sinh viên về các vấn đề môi trƣờng đất, rừng và chất thải rắn. Để xác định đƣợc mối quan hệ giữa nhận thức về

môi trƣờng với yếu tố năm học đại học, ta tiến hành hồi quy từng biến nhận thức về chất thải rắn, tài nguyên rừng, đất đai theo yếu tố năm học đại học. Kết quả quá trình hồi quy đƣợc trình bày dƣới dây:

Bảng 4.7: Kết quả hồi quy. Coefficients(a)

Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta 1 (Constant) 4.462 .094 47.438 .000 SVNAM -.112 .036 -.172 -3.085 .002

a Dependent Variable: Rác thải

Coefficients(a) Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta 1 (Constant) 4.209 .098 42.980 .000 SVNAM -.083 .038 -.124 -2.212 .028 a Dependent Variable: Rừng Coefficients(a) Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta 1 (Constant) 4.168 .083 49.959 .000 SVNAM -.080 .032 -.140 -2.497 .013 a Dependent Variable: đất

Qua kết quả trên ta thấy rằng năm học của sinh viên có mối quan hệ nghịch biến với nhận thức của sinh viên về vấn đề chất thải rắn, đất đai, tài nguyên rừng. Có nghĩa là sinh viên ở các năm cuối sẽ có mối quan tâm tới môi trƣờng, cụ thể là vấn đề chất thải rắn ít hơn so với sinh viên năm đầu ĐH. Điều này đƣợc giải thích là bởi các sinh viên năm cuối có nhiều áp lực học hành hơn sinh viên năm đầu, họ phải chuẩn bị đi kiếm việc làm và lo nghĩ nhiều tới tƣơng lai hơn. Thêm vào đó, do chƣơng trình cải cách bắt đầu từ sinh viên năm hai ĐH, họ đƣợc học về môi trƣờng nhiều hơn nên có nhiều mối quan tâm tới môi trƣờng hơn. Ngoài ra, các bạn sinh viên năm cuối tập trung nhiều tới các môn học chuyên ngành, ít quan tâm tới các vấn đề về môi trƣờng hơn so với các bạn năm đầu. Nhƣ vậy, biến nhân tố về năm học của sinh viên ĐH có tác động tới nhận thức của sinh viên về môi trƣờng và ảnh hƣởng tới nó.

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN

Mục đích chính của bài nghiên cứu là đo lƣờng nhận thức của sinh viên tại TP.HCM về môi trƣờng, đồng thời xem xét các nhân tố tác động đến nhận thức. Bằng việc nghiên cứu các đề tài liên quan, và dựa trên tình hình địa lý, phong tục, tập quán của quốc gia, thì nhận thức của sinh viên TP.HCM chịu ảnh hƣởng bởi các nhân tố chính: yếu tố trƣờng ĐH, yếu tố giới tính, yếu tố năm học, yếu tố quê quán, yếu tố vùng miền, yếu tố chi tiêu, yếu tố nơi ở. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nghiên cứu đƣợc tiến hành thông qua hai giai đoạn chính: (1) nghiên cứu định tính nhằm xây dựng bảng câu hỏi thăm dò ý kiến của sinh viên, (2) nghiên cứu định lƣợng nhằm thu thập, phân tích dữ liệu thăm dò, cũng nhƣ kiểm định mô hình.

Nghiên cứu định tính dựa trên các thông tin thứ cấp từ các nghiên cứu có liên quan, các tài liệu chuyên ngành, sách báo, internet và dùng phƣơng pháp chuyên gia để xác định các biến quan sát dùng để đo lƣờng các khái niệm nghiên cứu, từ đó xây dựng bảng câu hỏi.

Sau khi xác định các biến quan sát, các nghiên cứu đƣợc thực hiện bao gồm:

- Phỏng vấn thử 30 mẫu lần 1 với bảng câu hỏi chƣa chính thức với sinh viên khối ngành kinh tế.

- Phỏng vẫn thử 30 mẫu lần 2 với bảng câu hỏi đã hiệu chỉnh lần 1 với sinh viên khối ngành kinh tế.

- Sau đó bảng câu hỏi đƣợc hiệu chỉnh lại thành bảng câu hỏi chính thức dùng để nghiên cứu định lƣợng

Trong phần kết luận này, nhóm tác giả sẽ trình bày kết quả chính và đóng góp của nghiên cứu này, những hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo.

5.1Kết quả chính và đóng góp của đề tài nghiên cứu.

Việc đo lƣờng nhận thức là một vấn đề phức tạp và dƣờng nhƣ không thể, bởi lẽ nhận thức là một khái niệm trừu tƣợng không thể cân đong đo đếm chính xác đƣợc. Ta chỉ có thể xác định chúng ở mức độ cao hay thấp một cách tƣơng đối. Các kết quả thu đƣợc qua bài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhận thức của sinh viên tại các trƣờng ĐH tƣơng đối cao, chứng tỏ sự quan tâm của sinh viên tới các vấn đề liên quan tới môi trƣờng. Kết quả này sẽ giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về nhận thức của sinh viên về vấn đề môi trƣờng.

Thông qua việc xác định các nhân tố tác động tới nhận thức của sinh viên về môi trƣờng, bằng việc phân tích nhân tố khám phá EFA, bài nghiên cứu đã chỉ ra có 3 nhóm nhân tố tác động đến nhận thức của sinh viên. Đó là những nhân tố về cá nhân, về môi trƣờng và về địa lý. Với kết quả đóng góp của nghiên cứu sẽ giúp định hƣớng cho những bài nghiên cứu sau này.

Việc nghiên cứu mức độ cần thiết của những môn học về môi trƣờng, với kết quả là đa số sinh viên đều cho rằng những môn học này là cần thiết và nên bắt đầu học sớm, cụ thể là dƣới 6 tuổi, hoặc cấp một, sẽ giúp cho những nhà hoạch định chính sách giáo dục xem xét về việc đƣa môn học về môi trƣờng vào giảng dạy sớm.

Luật bảo vệ môi trƣờng đƣợc ban hành lần đầu năm 1993 và đƣợc sửa đổi bổ sung năm 2005, tuy nhiên có đến gần nửa số sinh viên ở các trƣờng ĐH là chƣa biết tới luật này. Điều này chứng tỏ luật bảo vệ môi trƣờng chƣa có đƣợc phổ biến trong tầng lớp trí thức nhƣ sinh viên. Điều này sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách nắm đƣợc và có những giải pháp để phổ biến luật bảo vệ môi trƣờng.

Những nghiên cứu thăm dò mức độ quan tâm tới các thông tin về môi trƣờng cho thấy sinh viên còn ít quan tâm tới các sách báo, các bản tin về môi trƣờng. Để nâng cao đƣợc nhận thức của sinh viên, những nhà làm chính sách cần có những giải pháp để khắc phục tình trạng này.

5.2Những hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo.

Cũng nhƣ bất kì một nghiên cứu hay dự án nào đều có những mặt hạn chế. Đối với bài nghiên cứu này có một số mặt hạn chế nhƣ sau:

Một là, các thang đo đo lƣờng nhận thức của sinh viên trong bài nghiên cứu này không có ý nghĩa nhiều. Vì vậy, thang đo này cần thiết phải xem xét thêm và thực hiện trên nhiều nghiên cứu nữa thì mới khẳng định đƣợc độ tin cậy của nó.

Hai là, nghiên cứu này thực hiện về đề tài khá mới mẻ, hiện nay ở Việt Nam chƣa có nghiên cứu nào tƣơng tự. Mặt khác, nghiên cứu chỉ thực hiện tại các trƣờng ĐH tại thành phố HCM, với số lƣợng mẫu là 314 mẫu, rất có thể kết quả không đại diện cho tổng thể quốc gia.

Ba là, nghiên cứu này chỉ tập trung đến nhận thức về môi trƣờng của sinh viên, những ngƣời làm chủ tƣơng lai của đất nƣớc. Chính vì thế, những yếu tố khác sẽ không đƣợc đề cập trong bài nghiên cứu nhƣ các hành động về môi trƣờng. Những yếu tố về hành động là yếu tố có ảnh hƣởng trực tiếp tới môi trƣờng, nó có vai trò hết sức quan trọng tới môi trƣờng tƣơng lai. Vấn đề này cho ra một hƣớng nghiên cứu tiếp theo liên quan giữa nhận thức và hành động về môi trƣờng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT:

- Sách tham khảo:

1. Đinh Phi Hổ, Lê Ngọc Uyên và Lê Thị Thanh Tùng (2008), Kinh tế phát triển, Nhà Xuất Bản Thống Kê thành phố Hồ Chí Minh.

2. Đinh Văn Ân Và Hoàng Thu Hoa (2009). Vƣợt thách thức, mở thời cơ phát triển bền vững, trang 322-381, Nhà Xuất Bản Tài Chính.

3. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu với SPSS, Nhà Xuất Bản Hồng Đức.

4. Nguyễn Trọng Hoài (2007). Giáo trình Kinh tế phát triển, Trƣờng đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất Bản Lao Động.

5. Quốc hội nƣớc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2005), Luật bảo vệ môi trƣờng 2005.

6. Trần Tiến Khai, Trƣơng Đăng Thụy, Lƣơng Vinh Quốc Duy, Nguyễn Thị Song An, Nguyễn Hoàng Lê (2009), Phƣơng pháp nghiên cứu kinh tế, tài liêu giảng dạy Khoa Kinh Tế Phát Triển, Trƣờng đại học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh.

- Luận văn:

7. Hà Minh Trung (2010), Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của các doanh nghiệp đối với chất lƣợng dịch vụ của các khu công nghiệp Việt Nam – Singapore, Tỉnh Bình Dƣơng, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại Học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh.

8. Mai Thùy Ninh (2009), Phát triển thang đo của SALEH & RYAN trong đo lƣờng chất lƣợng dịch vụ khách sạn đối với khách quốc tế ở Thành Phố Nha

Trang: tiếp cận bằng SEM, Chuyên đề tốt nghiệp, Trƣờng Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9. Nguyễn Ngọc Thanh (2008), Một số yếu tố chính ảnh hƣởng tới hành vi tiêu dung quần áo thời trang nữ - khu vực thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại Học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh.

- Báo cáo:

10. Bộ Tài nguyên - Môi trƣờng (2006), Báo cáo Môi trƣờng Quốc gia năm 2006, Hiện trạng môi trƣờng nƣớc 3 lƣu vực sông: Cầu, Nhuệ - Đáy và hệ thống sông Đồng Nai.

11. Bộ Tài nguyên - Môi trƣờng (2007), Báo cáo Môi trƣờng Quốc gia năm 2007, Môi trƣờng Không khí đô thị Việt Nam.

12. Bộ Tài nguyên - Môi trƣờng (2008), Báo cáo Môi trƣờng Quốc gia năm 2008, Môi trƣờng làng nghề Việt Nam.

13. Bộ Tài nguyên - Môi trƣờng (2009), Báo cáo Môi trƣờng Quốc gia năm 2009, Môi trƣờng Khu công nghiệp Việt Nam.

14. Bộ Tài nguyên - Môi trƣờng (2011), Báo cáo Môi trƣờng Quốc gia năm 2010, Tổng quan Môi trƣờng Việt Nam.

15. UNDP, Báo cáo phát triển con ngƣời 2007-2008, Chƣơng 2: Chấn động khí hậu: nguy cơ và tổn thƣơng trong một thế giới bất bình đẳng.

- Phim:

16. Yann Arthus-Bertrand, Phim “Home (2009). 17. Al Gore , Phim “An Inconvenient Truth” (2006).

2. TÀI LIỆU TIẾNG ANH:

18. Anf H. Ziadat (2007). Major factors contributing to environmental awareness among people in a third world country/ Jordan. Environment, Development and Sustainbility.

19. Chan, K (2000). Use of environmental teaching kits in Hong Kong. The Environmentalist, 20, 113-121.

20. Dale, A., & Hill, S. B (2001). At the edge: Sustainable development in the 21st century. Van couver: UBC Press.

21. Hans Kessel (1985). Changes in environmental awareness: A com parative study of FRG, England and the USA, Land Use Policy, 2(April): 103-113.

22. Koon-Kwai Wong & Hon S. Chan (1996). The environmental awareness of environmental protection bureaucrats in the People’s Republic of China. The Environmentalist 16, 213-219.

23. Koon-Kwai, W. (2003). The environmental awareness of university students in Beijing, China. Journal of comtemporary China, 12(36), 519-536.

24. Sigit Sudarmadi, Shosuke Suzuki, Tomoyuky Kawada, Herawati Netti, Soeharsono Soemantri and A. Tri Tugaswati (2001). A survey of perception,

Một phần của tài liệu Nhận thức của sinh viên đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh về vấn đề môi trường (Trang 61)