Kiểm định ANOVA, T-test với các thang đo lý thuyết

Một phần của tài liệu Nhận thức của sinh viên đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh về vấn đề môi trường (Trang 64 - 68)

Các thang đo sẽ đƣợc tiến hành kiểm định bằng công cụ ANOVA, T-test. Kiểm định bằng công cụ ANOVA, T-test sẽ giúp xác định đƣợc mức ảnh hƣởng của các đặc điểm cá nhân khảo sát đến mức độ nhận thức về môi trƣờng. Tiêu chuẩn để kiểm định các thang đo là mức ý nghĩa (sig.) ≤ 0,05.

Kết quả kiểm định thang đo bằng ANOVA, T-test cho ta thấy rằng các yếu tố cá nhân bao gồm thông tin nhƣ trƣờng, giới tính, nơi ở, quê quán, vùng miền, chi tiêu đều không có ảnh hƣởng tới nhận thức về môi trƣờng của sinh viên (Phụ lục 4). Đây có thể là do trình độ giáo dục tƣơng đƣơng nhau của các trƣờng ĐH, các kiến thức về môi trƣờng cũng nhƣ kinh nghiệm bản thân của mỗi sinh viên không có sự khác biệt. Thêm nữa, ở Việt Nam không có sự phân biệt giới tính lớn, nam nữ đều có quyền bình đẳng và đƣợc học tập nhƣ nhau, nên nhận thức của họ không khác nhau. Tuy rằng sinh viên đến từ nhiều vùng khác nhau của đất nƣớc, nhƣng họ đều có cái nhìn chung về thực trạng, cũng nhƣ nhận thức về môi trƣờng, chứng tỏ môi trƣờng hiện tại có ảnh hƣởng lớn hơn các thói quen, tập quán tại địa phƣơng tới nhận thức về môi trƣờng. Việc chi tiêu, thu nhập của sinh viên cũng không có ảnh hƣởng nhiều trong nhận thức về môi trƣờng, bởi lẽ những sinh viên đƣợc khảo sát đều trong các trƣờng công lập, có mức học phí thấp, đời sống sinh viên còn phụ thuộc nhiều vào gia đình, nên mức chênh lệch trong chi tiêu không cao. Với những cái nhìn tổng quan đó, ta có thể thấy kết quả của bảng khảo sát vẫn hợp lý.

Trong những yếu tố cá nhân khảo sát, riêng yếu tố về năm học ĐH của sinh viên có ảnh hƣởng tới nhận thức của sinh viên, cụ thể là ảnh hƣởng tới nhận thức về chất thải rắn, nhận thức về rừng, và nhận thức về đất đai. Với mức ý nghĩa ( sig.) của chất thải rắn là 0,013, của rừng là 0,017, của đất đai là 0,035 đều phù hợp với tiêu chuẩn đề ra trong kiểm định. Điều này chứng tỏ sự khác nhau giữa các năm học ĐH của sinh viên có ảnh hƣởng tới nhận thức của sinh viên về các vấn đề môi trƣờng đất, rừng và chất thải rắn. Để xác định đƣợc mối quan hệ giữa nhận thức về

môi trƣờng với yếu tố năm học đại học, ta tiến hành hồi quy từng biến nhận thức về chất thải rắn, tài nguyên rừng, đất đai theo yếu tố năm học đại học. Kết quả quá trình hồi quy đƣợc trình bày dƣới dây:

Bảng 4.7: Kết quả hồi quy. Coefficients(a)

Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta 1 (Constant) 4.462 .094 47.438 .000 SVNAM -.112 .036 -.172 -3.085 .002

a Dependent Variable: Rác thải

Coefficients(a) Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta 1 (Constant) 4.209 .098 42.980 .000 SVNAM -.083 .038 -.124 -2.212 .028 a Dependent Variable: Rừng Coefficients(a) Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta 1 (Constant) 4.168 .083 49.959 .000 SVNAM -.080 .032 -.140 -2.497 .013 a Dependent Variable: đất

Qua kết quả trên ta thấy rằng năm học của sinh viên có mối quan hệ nghịch biến với nhận thức của sinh viên về vấn đề chất thải rắn, đất đai, tài nguyên rừng. Có nghĩa là sinh viên ở các năm cuối sẽ có mối quan tâm tới môi trƣờng, cụ thể là vấn đề chất thải rắn ít hơn so với sinh viên năm đầu ĐH. Điều này đƣợc giải thích là bởi các sinh viên năm cuối có nhiều áp lực học hành hơn sinh viên năm đầu, họ phải chuẩn bị đi kiếm việc làm và lo nghĩ nhiều tới tƣơng lai hơn. Thêm vào đó, do chƣơng trình cải cách bắt đầu từ sinh viên năm hai ĐH, họ đƣợc học về môi trƣờng nhiều hơn nên có nhiều mối quan tâm tới môi trƣờng hơn. Ngoài ra, các bạn sinh viên năm cuối tập trung nhiều tới các môn học chuyên ngành, ít quan tâm tới các vấn đề về môi trƣờng hơn so với các bạn năm đầu. Nhƣ vậy, biến nhân tố về năm học của sinh viên ĐH có tác động tới nhận thức của sinh viên về môi trƣờng và ảnh hƣởng tới nó.

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN

Mục đích chính của bài nghiên cứu là đo lƣờng nhận thức của sinh viên tại TP.HCM về môi trƣờng, đồng thời xem xét các nhân tố tác động đến nhận thức. Bằng việc nghiên cứu các đề tài liên quan, và dựa trên tình hình địa lý, phong tục, tập quán của quốc gia, thì nhận thức của sinh viên TP.HCM chịu ảnh hƣởng bởi các nhân tố chính: yếu tố trƣờng ĐH, yếu tố giới tính, yếu tố năm học, yếu tố quê quán, yếu tố vùng miền, yếu tố chi tiêu, yếu tố nơi ở.

Nghiên cứu đƣợc tiến hành thông qua hai giai đoạn chính: (1) nghiên cứu định tính nhằm xây dựng bảng câu hỏi thăm dò ý kiến của sinh viên, (2) nghiên cứu định lƣợng nhằm thu thập, phân tích dữ liệu thăm dò, cũng nhƣ kiểm định mô hình.

Nghiên cứu định tính dựa trên các thông tin thứ cấp từ các nghiên cứu có liên quan, các tài liệu chuyên ngành, sách báo, internet và dùng phƣơng pháp chuyên gia để xác định các biến quan sát dùng để đo lƣờng các khái niệm nghiên cứu, từ đó xây dựng bảng câu hỏi.

Sau khi xác định các biến quan sát, các nghiên cứu đƣợc thực hiện bao gồm:

- Phỏng vấn thử 30 mẫu lần 1 với bảng câu hỏi chƣa chính thức với sinh viên khối ngành kinh tế.

- Phỏng vẫn thử 30 mẫu lần 2 với bảng câu hỏi đã hiệu chỉnh lần 1 với sinh viên khối ngành kinh tế.

- Sau đó bảng câu hỏi đƣợc hiệu chỉnh lại thành bảng câu hỏi chính thức dùng để nghiên cứu định lƣợng

Trong phần kết luận này, nhóm tác giả sẽ trình bày kết quả chính và đóng góp của nghiên cứu này, những hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nhận thức của sinh viên đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh về vấn đề môi trường (Trang 64 - 68)