Khi nghiên cứu về nhận thức môi trƣờng của các nhóm dân số chung và các nhóm có vị trí đặc biệt (các chuyên gia về môi trƣờng, những nhà quản lý công nghiệp, các nhà chính trị) ở các 3 nƣớc phát triển : CHLB Đức, Anh và Mỹ (Hans Kessel, 1982), Hans Kessel đã chỉ ra có sự khác biệt về nhận thức giữa các nhóm, đặc biệt giữa các nhà môi trƣờng và các nhà quản lý công nghiệp (các nhà môi trƣờng có nhận thức tốt hơn các nhà quản lý công nghiệp). Đồng thời có sự khác biệt giữa các nƣớc theo thứ tự nhận thức về môi trƣờng giảm dần: Cộng Hòa Liên Bang Đức, Anh, Mỹ. Hans Kessel cũng chỉ ra rằng ngƣời dân các nƣớc phát triển chịu tác động mạnh mẽ bởi luật pháp và ngƣời dân cũng sẵn lòng trả tiền cho các loại thuế môi trƣờng.
Một số nghiên cứu trƣớc cũng chỉ ra rằng trong các nhân tố có ảnh hƣởng tới nhận thức thì trình độ giáo dục là một nhân tố quan trọng và nâng cao trình độ giáo dục là giải pháp cơ bản để nâng cao nhận thức về môi trƣờng. Bài nghiên cứu về cảm nhận, sự hiểu biết, nhận thức và thái độ về các vấn đề môi trƣờng giữa hai nhóm: cộng đồng (chia làm ba nhóm: khu vực công nghiệp, khu vực thƣơng mại và khu dân cƣ) và những cán bộ giảng dạy từ trƣờng ĐH Quốc gia Indonexia đã chỉ ra nhóm có trình độ giáo dục cao hơn thì có cảm nhận, hiểu biết, nhận thức, thái độ về các vấn đề môi trƣờng tốt hơn nhóm còn lại (Sigit Sudarmadi et al. ,2001).
Các nghiên cứu đƣợc tiến hành để đo lƣờng mức độ nhận thức môi trƣờng giữa các nhóm ngƣời khác nhau ở một vài quốc gia đều cho thấy nhóm có trình độ giáo dục cao thì có hiểu biết cũng nhƣ nhận thức tốt hơn về vấn đề môi trƣờng (AnfH.Ziadat, 2007). Thực tế, nhận thức về môi trƣờng của thế hệ trẻ ngày càng tăng trên toàn thế giới (Fien et al. ,2002, trích bởi AnfH.Ziadat, 2007). Điều này có thể là kết quả của sự nhất quán trong chƣơng trình giáo dục, giáo dục về môi trƣờng là bắt buộc trong trƣờng tiểu học ở hầu hết các nƣớc đang phát triển và một vài nƣớc đang phát triển.
2.3.2 Các nhân tố ảnh hƣởng tới nhận thức của sinh viên TP.HCM về vấn đề môi trƣờng. trƣờng.