I- Triển vọng thu hút đầu t tại Việt nam 1 Thuận lợi:
5. Xây dựng một đội ngũ cán bộ có năng lực, công nhân kỹ thuật có trình độ cao trong khu vực FD
độ cao trong khu vực FDI
Vấn đề tuyển chọn, đào tạo, bồi dỡng cán bộ và công nhân lành nghề luôn là nhiệm vụ hàng đầu của công tác quản lý Nhà nớc. Trớc hết, trong liên doanh các cán bộ bên Việt Nam là ngời đại diện cho quyền lợi phía Việt Nam nên họ phải là những ngời có đủ năng lực chuyên môn, trình độ ngoại ngữ . Có nh vậy, họ mới đảm bảo đợc lợi ích cho doanh nghiệp Việt Nam, cho ngời lao động Việt Nam khi cần, tránh tình trạng bị ‘lép vế’ trớc bên nớc ngoài. Tiếp đến, đối với những công nhân làm việc trong doanh nghiệp có vốn FDI, bao gồm cả liên doanh hoặc 100% vốn nớc ngoài, nghĩa là bao gồm cả hình thức có lãnh đạo doanh nghiệp FDI là ng- ời Việt Nam hay không, thì ngoài trình độ tay nghề cũng phải có một hiểu biết nhất định về luật pháp, chẳng hạn nh luật lao động, thì mới biết bảo vệ những lợi ích hợp lý của mình. Muốn vậy, cần phải:
- Tổ chức bồi dỡng, năng cao trình độ về luật pháp, chính sách, chuyên môn, ngoại ngữ đối với đội ngũ cán bộ làm hợp tác với nớc ngoài.
- Thí điểm hình thức thi tuyển hoặc có cơ chế bổ nhiệm hợp lý các chức vụ quan trọng trong liên doanh. Rà soát, sàng lọc để nâng cao chất lợng cán bộ, chấm dứt tình trạng hễ có đất góp vốn thì mặc nhiên đợc cử ngời của mình tham gia vào Hội Đồng Quản Trị và Ban Giám Đốc.
- Phối hợp với Bộ lao động, Thơng binh và xã hội và các doanh nghiệp nớc ngoài tổ chức tốt việc nâng cao tay nghề cho ngời lao động.
*
* *
Tóm lại,để thu hút có hiệu quả FDI, cần thiết phải tiến hành đồng bộ các giải pháp khác nhau nhng lại gắn bó rất chặt chẽ với nhau nh trên. Một mặt, Việt Nam cần tạo dựng môi trờng đầu t hấp dẫn, mặt khác cần tạo dựng lòng tin và sự hiểu biết về đầu t tại Việt Nam cho các nhà đầu t nớc ngoài. Phải biết kết hợp lợi ích của cả hai bên, tức là trong khi theo đuổi mục tiêu tổng thể kinh tế - xã hội mà Việt Nam đã đề ra thì chính phủ Việt Nam cũng phải cần quan tâm đến lợi ích của nhà đầu t nớc ngoài; trong trờng hợp có sự mâu thuẫn về mục đích gây ảnh hởng tới bên này hoặc bên kia, thì hai bên cần có sự thảo thuận để có thể tối đa hoá các điều kiện và lợi ích của nhau, bởi về nguyên tắc FDI chỉ phát huy tốt nhất khi thoả mãn tốt nhất mục đích, quyền lợi hai bên.
Nhng có lẽ thuyết phục hơn cả đối với các nhà đầu t FDI vẫn là việc Việt Nam cần phải giải quyết nhanh chóng, dứt điểm các vụ việc đang đợc các nhà đầu t quan tâm trên cơ sở quan điểm nhận thức mới nhằm khôi phục lòng tin của họ đối với hoạt động FDI ở nớc ta và duy trì mở rộng hoạt động của các ‘đờng dây nóng” không để “ nguội “đi một cách nhanh chóng. Chính những biểu hiện cụ thể này kết hợp với đờng lối chính sách mới sẽ tỏ rõ thiện chí và quyết tâm của Đảng và Nhà nớc ta trong việc tăng cờng thu hút FDI.
Kết luận
Hiện nay, việc thu hút vốn đầu t nớc ngoài đang trở thành một bộ phận chủ yếu trong quan hệ kinh tế thế giới và là nhân tố quan trọng hàng đầu có nhiều nớc, nhằm hỗ trợ và phát huy lợi thế của mỗi quốc gia để phát triển. Nhu cầu đầu t ngày càng cao trở nên bức thiết trong điều kiện của xu hớng quốc tế hoá đời sống kinh tế, của cuộc cách mạng khoa học. Công nghệ và phân công lao động quốc tế ngày càng tăng. Đối với các nớc đang phát triển đầu t của nớc ngoài là một trong những nhân tố chủ yếu cho sự tăng trởng kinh tế và một trong những chỉ số cơ bản đánh giá khả năng phát triển.
Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội từ điểm xuất phát thấp về các điều kiện kinh tế, kỹ thuật... Đảng và Nhà nớc ta đã đề ra mục tiêu tổng quát đến năm 2000 là “ra khỏi khủng hoảng, ổn định tình hình kinh tế - xã hội, phấn đấu vợt tình trạng nớc nghèo và kém phát triển, cải thiện đời sống nhân dân, củng cố quốc phòng và an ninh, tạo điều kiện cho đất nớc phát triển nhanh hơn vào đầu thế kỷ XXI”.
Để đạt đợc mục tiêu nói trên phải thực hiện tổng hợp các biện pháp trong đó việc đẩy mạnh thu hút và nâng cao hiệu quả đầu t nớc ngoài có tầm quan trọng hàng đầu, và đây cũng là vấn đề mới mẻ đối với nớc ta, nó vừa đợc triển khai trong bối cảnh cạnh tranh công khai quyết liệt trên thị trờng đầu t giữa các nớc trên thế giới và khu vực.
Thực tế cho thấy rằng đầu t nớc ngoài mà chủ yếu đầu t trực tiếp nớc ngoài (FDI) là điều kiện cần thiết để bổ sung nguồn vốn phát triển kinh tế quốc dân. Bất cứ nơi nào, bất kỳ nơi nào, bất kỳ ngành nào cũng cần vốn đầu t để phát triển. Vì vậy cần phải có các giải pháp nhằm thu hút nhiều hơn vốn đầu t nớc ngoài nói chung và vốn FDI nói riêng sao cho có hiệu quả. Vần đề đặt ra nữa là tiếp nhận vốn đã khó song sử dụng vốn để có đợc hiệu quả lại càng khó hơn và chỉ khi nào sử dụng có hiệu quả thì việc thu hút đầu t mới có ý nghĩa thiết thực.
Tài liệu tham khảo
1) Luật đầu t nớc ngoài năm 1996 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu t Nớc ngoài tại Việt Nam năm 2000. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 2000.
2) Nghị định 24/2000/NĐ- CP ngày 31/7/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầu t Nớc ngoài tại Việt Nam.
3) Luật đầu t Nớc ngoài của các nớc nh CHLB Nga, Thai Lan, Indonexia, Hàn Quốc.
4) Báo Việt nam - Đầu t nớc ngoài
5) Báo cáo “Tình hình đầu t nớc ngoài tại Việt nam năm 2002 và những giải pháp chính năm 2003” – Bộ Kế hoạch & Đầu t
6) Nghị định 27/2003/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 24/2000 về quy định chi tiết thi hành Luật Đầu t Nớc ngoài tại Việt nam
7) Quy định 519/TTg ngày 6/8/1996 của Thủ tớng Chính phủ về việc phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng
8) Báo Kinh tế và Đầu t 9) Báo Đầu t