Đánh giá về hoạt động thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam 1 Những thành tựu đạt được và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Thúc đẩy XK mặt hàng gạo của VN đến năm 2020 (Trang 82 - 83)

2.6.1 Những thành tựu đạt được và nguyên nhân

Thành tựu đạt được

Thời gian qua, hoạt động thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận với sự nỗ lực của cả chính phủ và các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gạo.

Hạt gạo của Việt Nam không những tăng nhanh về sản lượng mà còn nâng cao được chất lượng. Năm 1989, Việt Nam chỉ xuất khẩu khoảng 1,3 triệu tấn gạo, thu về 290 triệu USD nhưng đến năm 2009 thì kim ngạch xuất khẩu gạo đạt hơn 6 triệu tấn gạo, với trị giá gần 2,5 tỷ USD.

Với biện pháp hỗ trợ vốn từ phía chính phủ, người nông dân sản xuất lúa đã có thêm điều kiện để phát triển sản xuất, mua thêm nhiều giống lúa năng suất, chất lượng cao, sử dụng các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật vừa đảm bảo tốt cho cây trồng vừa đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu gạo cũng được tạo điều kiện về vốn nhằm đổi mới công nghệ, nghiên cứu thị trường, giới thiệu và quảng bá sản phẩm, … đáp ứng một cách hiệu quả cho hoạt động xuất khẩu.

Chính phủ và các doanh nghiệp cũng chú trọng hơn đến hoạt động xúc tiến thương mại. Nhiều hội chợ, triển lãm cung cấp thông tin về doanh nghiệp Việt Nam sản phẩm diễn ra cả trong và ngoài nước, thu hút nhiều đối tác và khách hàng nước ngoài đến tham quan. Từ đó, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội giao lưu, mở rộng các mối quan hệ thương mại, tiếp cận với khách hàng,…

Công nghệ chế biến gạo xuất khẩu ngày càng được cải tiến theo hướng hiện đại và phù hợp với trình độ sản xuất, an toàn vệ sinh môi trường trong nước. Chất lượng hạt gạo Việt Nam được nâng cao một cách rõ rệt, có thể đáp ứng những đòi hỏi khắt khe từ những thị trường khó tính như Nhật Bản, Singapore,…

Thủ tục hành chính được cải thiện một cách đáng kể, giảm thiểu chi phí và thời gian cho người dân và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, góp phần thúc đẩy xuất khẩu.

Nguyên nhân

Chính phủ Việt Nam đã có những biện pháp hỗ trợ về vốn bằng cách khuyến khích các ngân hàng cho vay vốn, bảo lãnh vay vốn, giảm lãi suất đối với các khoản tín dụng cho vay nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vay của người nông dân hoặc doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu gạo.

Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam đã nhận thức được một cách đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động xúc tiến thương mại mặt hàng gạo, bởi đây là hoạt động tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo tiếp cận với thị trường xuất khẩu, thị hiếu người tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh; nâng cao hiểu biết và kỹ năng tiếp thị xuất khẩu; tuyên truyền cho gạo xuất khẩu của Việt Nam, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt nam.

Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam cũng tăng cường đầu tư nghiên cứu ứng dụng và cải tiến công nghệ trong trồng trọt, sản xuất, chế biến và bảo quản gạo; đặc biệt trong các vấn đề về giống, quy trình chăm sóc, thu hái, công nghệ sau thu hoạch nhằm tăng sản lượng và nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy XK mặt hàng gạo của VN đến năm 2020 (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w