gạo xuất khẩu
•Giải pháp về giống lúa
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu sản xuất, cung ứng và ứng dụng các giống lúa mới. Đây là giải pháp cần đi trước một bước, kể cả nghiên cứu, triển khai và việc áp dụng vào thực tiễn, nhằm tạo ra những tiền đề cơ bản cho các giải pháp kỹ thuật khác phát huy hiệu quả cải tiến cơ cấu sản xuất.
Xúc tiến nhanh việc bình tuyển các loại giống lúa đặc sản của các địa phương, từ đó hình thành quỹ gen về giống lúa chất lượng cao để xuất khẩu.
Hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước về giống lúa theo hướng: rút ngắn thời gian từ khâu thử nghiệm đến sản xuất đại trà, đồng thời vẫn giữ được độ an toàn khi đưa các giống mới ra sản xuất đại trà.
Hình thành hệ thống nhân giống lúa thích hợp để thường xuyên thay giống lai tạp bằng giống thuần cho nông dân, do phần lớn các giống lúa mới đều bị xuống cấp nhanh, dễ bị lai tạp.
Đây là giải pháp kỹ thuật cần tiến hành đồng bộ với giải pháp về giống lúa. Vì rằng, phần lớn các loại giống lúa mới kể cả một số giống lúa đặc sản đều chịu được cường độ thâm canh cao, và chỉ trong điều kiện đó các giống lúa mới đạt hiệu quả kinh doanh cao.
Với điều kiện kinh doanh hiện nay nhà nước cần khuyến khích duy trì việc sử dụng phân hữu cơ truyền thống (phân chuồng, phân xanh…). Do các loại phân hữu cơ rẻ tiền, có tác dụng tốt với cây trồng và đất, có sẵn đặc biệt tại các vùng trồng lúa. Sử dụng loại phân này là một cách tận dụng có hiệu quả chất thải của ngành chăn nuôi, lại có tác dụng bảo vệ môi trường. Ngoài ra cũng cần chuyển dịch cơ cấu phân bón giữa các loại phân hoá học và phân hữu cơ công nghiệp và phân vi sinh theo hướng tăng dần tỷ trọng phân hữu cơ công nghiệp và phân vi sinh.
Khuyến khích tăng cường sản xuất phân bón trong nước kết hợp với nhập khẩu các loại phân hoá học tổng hợp. Cách đó vừa để nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón vừa tránh lối bón phân đơn điệu kém hiệu quả của nông dân ta: chỉ chú ý tới bón phân đạm, ít chú ý tới các loại phân lân, kali và các yếu tố vi lượng khác.
Cần tăng cường quản lý của nhà nước về lĩnh vực kinh doanh phân bón: đảm bảo quảng cáo chất lượng phân bón trung thực, sản xuất đúng chất lượng đã đăng ký, chống sản xuất phân bón giả…. Đồng thời, chấn chỉnh lại cơ chế quản lý sản xuất và nhập khẩu các loại phân bón.
•Giải pháp về phòng trừ sâu bệnh
Khi sử dụng thuốc trừ sâu cần chú ý nguyên tắc: đúng chỗ, đúng mức, đúng cách, đúng lúc. Hiện nay việc sử dụng thuốc trừ sâu đang bị lạm dụng ảnh hưởng đến vấn đề kinh tế và sức khoẻ của người nông dân. Do đó cần nâng cao hiểu biết của người nông dân về các loại sâu bệnh cũng như tính năng của các loại hoá chất phòng trừ.
Nhà nước cần có biện pháp quản lý chặt chẽ việc sản xuất và mua bán thuốc phòng trừ sâu bệnh trên thị trường nhằm tránh được hàng giả xâm nhập thị trường.
•Giải pháp về hệ thống thủy lợi
Lúa là cây trồng dưới nước, trong quá trình sinh trưởng từ khi gieo mạ đến khi thu hoạch, nếu trên ruộng lúa duy trì một lượng nước thích hợp thì lúa sẽ phát triển tốt và cho năng suất cao. Vì vậy, lượng nước tiêu thụ trên ruộng lúa cho cây trồng phát triển và do ngấm, bốc hơi là rất lớn. Tuy nhiên thực tế trong các thời vụ trồng lúa, lượng nước mưa là nguồn cung cấp nước tự nhiên chủ yếu cho lúa lại phân phối không đồng đều trong năm. Mùa mưa, mưa lớn tập trung khoảng thời gian 4-5 tháng, lượng mưa trong mùa chiếm 80-85% lượng mưa cả năm, có những trận mưa rào kèm theo bão kéo dài, vì vậy lúa trồng thời kì này thường bị ngập úng, song vẫn có những lúc các ruộng lúa vẫn thiếu nước. Mùa khô, lượng mưa nhỏ chỉ chiếm 15% lượng mưa cả năm, lúa trồng trong thời kì này thường không đủ nước, tình trạng hạn hán thường xuyên xảy ra. Chính vì thế, với điều kiện thời tiết khí hậu ở Việt Nam, để đảm bảo lúa có năng suất cao và ổn định không thể thiếu những hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho các cánh đồng lúa. Ỏ những vùng khác nhau cần bố trí hệ thống thủy lợi khác nhau sao cho phù hợp với điều kiện từng vùng vừa đảm bảo cung cấp đủ nước theo quy trình sản xuất, vừa xử lý được nguồn nước bị ô nhiễm để đảm bảo vệ sinh môi trường và chất lượng sản phẩm, đáp ứng ngày càng cao tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.
Đối với vùng sẵn có hệ thống thủy lợi, nhà nước cần khuyến khích nông dân triệt để sử dụng hết năng lực của hệ thống, mở rộng diện tích tưới. Các công trình bị hư hỏng cần được sửa chữa tích cực bởi việc bảo vệ công trình thủy lợi phải là công việc của toàn dân. Cần nghiên cứu việc mở rộng nạo vét và kéo dài các kênh máng, mương; đắp bờ, khoanh vùng, kết hợp chặt chẽ các công trình lớn, nhỏ; nhanh chóng hình thành mạng lưới thủy lợi để tưới tiêu và tiêu nước một cách chủ động. Hoàn thiện hệ thống, nâng cao mức chủ động tưới và tiêu nước, tạo thuận
lợi cho việc áp dụng phương pháp tưới khoa học, vừa tiết kiệm nước, vừa phục vụ kĩ thuật thâm canh, tăng năng suất.
Đối với các vùng hay bị hạn mà chưa có hệ thống thủy lợi cần phát triển mạnh các loại công trình trữ nước, dẫn nước và lấy nước sông, nhằm nhanh chóng chấm dứt tình trạng nhờ nước trời. Đặc biệt là các vùng miền núi, đi lại khó khăn cần xây dựng hệ thống kênh đào, mương nhỏ đưa nước về ruộng để đảm bảo cho lúa sinh trưởng và phát triển. Ở những nơi có điều kiện thì xây cống lấy nước sông. Nếu cao quá không có điều kiện xây cống để tưới thì nghiên cứu đặt trạm bơm hoặc thuyền bơm lưu động.
Đối với vùng úng cần đắp bờ, khoanh vùng, chia từng vùng cao thấp khác nhau, mỗi vùng đều có đường tưới nước, không cho đồng cao dồn xuống đồng trũng. Ngoài ra có thể phát triển mạng lưới kênh mương trên đồng ruộng, nhằm tăng thêm sức chứa nước trong đồng và đảm bảo tiêu nhanh, rút ngắn thời gian bị ngập. Thêm vào đó cần tích cực nạo vét và mở rộng các sông ngòi tiêu thủy, uốn nắn các đoạn quanh co và tôn cao bờ sông; xây dựng cống tiêu nước ra sông và cống điều hòa nước giữa các cánh đồng.