Cơ hội và thách thức đối với sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam 1 Cơ hộ

Một phần của tài liệu Thúc đẩy XK mặt hàng gạo của VN đến năm 2020 (Trang 86 - 88)

3.2.1 Cơ hội

Gạo là một trong những cây lương thực quan trọng hàng đầu trong đời sống của nhân dân nhiều nước trên thế giới. Tình trạng dân số thế giới ngày càng tăng làm cho nhu cầu về lương thực, nhu cầu về gạo ngày một lớn hơn. Thị trường gạo thế giới tuy có biến động, nhưng hiện nay nền kinh tế thế giới đang dần hồi phục, nhu cầu của các nước nhập khẩu gạo Việt Nam vẫn tăng. Với những lợi thế sẵn có, đây chính là cơ hội cho Việt Nam phát triển sản xuất và xuất khẩu gạo, trở thành cường quốc về xuất khẩu gạo trên thị trường thế giới.

Lúa gạo là cây lương thực chính ở Việt Nam, cây lúa chiếm trên 50% diện tích đất nông nghiệp và trên 60% tổng diện tích gieo trồng hàng năm. Sản xuất lúa gạo tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng,

khoảng trên 80% hộ gia đình nông thôn trong cả nước tham gia vào sản xuất lúa gạo. Vì thế sản xuất và xuất khẩu gạo không những mang về ngoại tệ, giải quyết vấn đề việc làm cho lao động nông thôn mà còn tạo nhiều cơ hội cho Việt Nam mở rộng thị trường, giao lưu thương mại với các nước trên thế giới.

Thời gian qua nhà nước rất quan tâm đến hoạt động xuất khẩu gạo và đã có nhiều cơ chế, chính sách kinh tế, tài chính khuyến khích sản xuất, chế biến lương thực và mở rộng thị trường. Vì thế, hàng triệu hộ nông dân trồng lúa đã có môi trường kinh doanh thông thoáng hơn để cần cù, sáng tạo, mạnh dạn đầu tư vốn, áp dụng khoa học - công nghệ mới vào thâm canh, tăng vụ, chuyển vụ, đổi mới cơ cấu giống lúa phù hợp với nhu cầu thị trường gạo xuất khẩu. Kết quả là sản lượng, chất lượng lúa gạo Việt Nam đều tăng dần, vừa bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, vừa tạo nguồn cung phong phú cho xuất khẩu gạo. Hệ thống cơ sở chế biến, bảo quản, đánh bóng gạo xuất khẩu cũng từng bước được đầu tư, nâng cấp và hiện đại hóa đã góp phần nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu.

Để sản xuất ra được nhiều gạo với chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng trong và ngoài nước, người nông dân đòi hỏi phải có các công cụ sản xuất hiện đại giúp tăng năng suất lao động cũng như các loại giống lúa, phân bón tốt. Chính những đòi hỏi này thúc đẩy các ngành sản xuất máy móc thiết bị nông nghiệp, sản xuất phân bón và các viện nghiên cứu giống lúa phải liên tục tìm tòi, cải tiến để cho ra đời các loại máy móc hiện đại, dễ sử dụng cũng như nhiều giống lúa mới khỏe mạnh, chất lượng, chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết…. Tương tự như vậy, các ngành dịch vụ như vận chuyển, xuất nhập khẩu và marketing lúa gạo cũng được chú trọng, góp phần đưa hạt gạo Việt Nam đến với người tiêu dùng thế giới. Do đó, sản xuất và xuất khẩu gạo phát triển không những mang lại cơ hội cho các ngành khác phát triển mà còn tạo nhiều cơ hội cho hạt gạo Việt Nam được vươn xa hơn.

Trong những năm vừa qua, Việt Nam đa thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế và bước đầu hoà nhập với nền kinh tế thế giới. Sau một loạt những sự kiện

quan trọng trong hợp tác phát triển như bình thường hoá quan hệ với Mỹ, gia nhập ASEAN, ký kết hiệp định thương mại Việt- Mỹ, gia nhập Tổ chức kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức thương mại thế giới (WTO), chúng ta đã và đang có những cơ hội để phát triển thị trường, đưa sản phẩm gạo của ta sánh ngang với các nước khác về chất lượng và đẩy mạnh nền kinh tế…. Việt Nam có cơ hội tiếp cận thị trường nhiều nước trên thế giới, được hưởng những ưu đãi riêng dành cho các nước đang phát triển, được cạnh tranh bình đẳng hơn. Những yếu tố này giúp cho Việt Nam hình thành nền sản xuất hàng hóa mạnh, thay đổi cơ cấu sản xuất gạo theo hướng phát huy lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia rộng rãi hơn vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu gạo.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy XK mặt hàng gạo của VN đến năm 2020 (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w