Tình hình kinh tế của thủ đô Hà nội

Một phần của tài liệu Thực trạng lao động Thành phố Vinh Nghệ An và một số giải pháp giải quyết việc làm (Trang 32 - 35)

I. Tình hình phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô Hà nội và định hớng phát

1.1.2 Tình hình kinh tế của thủ đô Hà nội

1.1.2.1.Về phát triển kinh tế

Về tăng trởng GDP:

Thực hiện đờng lối đổi mới của Đảng xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hớng xã hội chủ

Các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm 1991- 1995 và 1996 – 2000 đều đạt và vợt mức kế hoạch đề ra, nền kinh tế Thủ dô tăng trởng nhanh và liên tục.

Theo báo cáo tổng kết của Đảng bộ Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội về tình hình phát triển kinh tế – xã hội Thủ đô sau 10 năm đổi mới (1991- 2000). Tốc độ tăng trởng GDP bình quân của Hà nội thời kỳ 1991-1995 đạt 12.52%, thời kỳ 1996-2000 là 10.6%. Hà nội là một trong số các địa phơng có tốc độ tăng trởng cao, gấp 1,3 – 1,5 lần so với tốc độ tăng chung của cả nớc. Tổng giá trị GDP của thành phố năm 2000 gấp 2,9 lần so với năm 1990 và 1,6 lần so với năm 1995, chiếm 7,22% so với cả nớc, khoảng 41% so với toàn vùng toàn vùng Đồng bằng sông Hồng và 65,47% so với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Trong 3 năm đầu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội theo Nghị quyết của đại hội Đảng bộ Hà nội lần thứ 13 (2001- 2003), thành phố Hà nội đã đạt đợc những thành tựu đáng khích lệ, kinh tế tiếp tục tăng trởng và ổn định. Bình quân hàng năm, Hà nội đạt đợc mức tăng GDP 10,18%. Giá trị sản trị sản xuất công nghiệp tăng 18,8% ( trong đó năm 2002 tăng 24,3%); tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 12,2%; kim ngạch xuất khẩu tăng 8,6%; khách du lịch tăng 16,8% và doanh thu do du lịch đem lại tăng 15,8%. Tính chung trong hai năm, tổng vốn đầu t xã hội đạt 39,3 nghìn tỷ đồng, tốc độ tăng vốn bình quân năm đạt 17,1% gấp 4 lần thời kỳ 1996 – 2000. Đến nay, mặc dù chỉ chiếm 3,6% về dân số và 2,8% diện tích lãnh thổ quốc gia, hàng năm Hà nội đóng góp tới 7,8% vào GDP cả nớc; 9,4% giá trị sản xuất công nghiệp; 10,0% giá trị xuất khẩu; 9,6% tổng mức bán lẻ hàng hóa; 11,7% vốn đầu t xã hội. Đến năm 2002, GDP bình quân đầu ngời của Hà nội đạt 14,2 triệu đồng (giá hiện hành).

Cơ cấu kinh tế của Hà nội chuyển dịch theo hớng công nghiệp hóa, hiện đại hoá, từ Công nghiệp–Nông nghiệp–Dịch vụ chuyển sang: Công nghiệp– Dịch vụ–Nông nghiệp và hiện tại chuyển dịch theo hớng: Dịch vụ-Công

nghiệp-Nông nghiệp. Điều này đã có tác động tích cực đến lĩnh vực hoạt động và tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.

Về vốn đầu t cho phát triển kinh tế - xã hội của Thủ dô:

Hà nội với u thế của mình hiện vẫn là địa bàn thu hút mạnh nguồn vốn đầu t trong nớc và nớc ngoài cho phát triển kinh tế - xã hội, năm 2000 tổng vốn đầu t xã hội đạt 15.427 tỷ đồng; năm 2001 đạt 18.120 tỷ đồng và đến năm 2002 đạt 21.167 tỷ đồng tăng 16.8% so với năm 2001, nh vậy trong hai năm 2001-2002 tổng vốn đầu t xã hội đạt gần 39.300 tỷ đồng tăng 17.1%/năm, so với cả nớc (tốc độ tăng vốn đầu t xã hội là 10,3% và nh vậy có thể nói rằng vốn đầu t xã hội trên địa bàn Thủ đô đạt đợc tốc độ tăng cao và khá ổn định.Tuy nhiên trong cơ cấu vốn đầu t cho xã hội thì nguồn vốn đầu t chủ yếu vẫn là nguồn vốn trong nớc, trong đó nguồn vốn đầu t trong nớc chiếm tỷ trọng 85%, vốn đầu t nớc ngoài chiếm 15%.

Trong hai năm 2001- 2002, vốn đầu t xây dựng cơ bản của địa phơng đạt 4.027 tỷ đồng, trong đó vốn đầu t cho kết cấu hạ tầng đạt 1.988 tỷ đồng, chiếm 49,4%. Tính bình quân đầu ngời năm 2002, vốn đầu t hạ tầng kỹ thuật đạt 406 triệu đồng/đầu ngời (năm 2000 là 280 triệu đồng) là mức cao nhất từ trớc đến nay. Đây là sự cố gắng rất lớn của thành phố trong việc u tiên huy động và sử dụng nguồn kinh phí cho sự nghiệp phát triển đô thị.

Về phát triển giao thông vận tải của Thủ đô Hà nội:

Hà nội đă và đang phát huy những u thế về mặt địa lý, là đầu mối trung chuyển hàng hoá và hành khách của khu vực, hàng năm ngành vận tải chuyên chở 13 triệu tấn hàng hoá(2702 triệu tấn.km) và trên 50 triệu lợt hành khách. Với sản lợng hàng hóa luân chuyển tăng 15,2% và hành khách tăng 36,2%/năm. Hoạt động ngày càng phục vụ tốt nhu cầu đi lại, giao thơng, hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân. Trong 3 năm 2001-2003 cùng với việc đầu t và tổ chức lại hệ thống giao thông đô thị, hoạt động vận chuyển hành khách công cộng trên địa bàn Thủ đô tăng mạnh, đến năm 2000 giao thông công cộng đáp ứng đợc khoảng 4,3% nhu cầu đi lại của nhân dân, đến cuối

năm 2002 đáp ứng 7% nhu cầu đi lại tơng ứng với 45,6 triệu lợt hành khách đi xe buýt và 12 triệu lợt hành khách đi xe taxi.

Một phần của tài liệu Thực trạng lao động Thành phố Vinh Nghệ An và một số giải pháp giải quyết việc làm (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w