0
Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Khai thác lâm sản quá mức cho phép

Một phần của tài liệu NGĂN CHẶN NẠN PHÁ RỪNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NGHÈO ĐÓI DO SUY THOÁI RỪNG GÂY RA CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC CỦA VIỆT NAM (Trang 26 -31 )

Hình thức khai thác này được chia thành 2 hoạt động chính: khai thác gỗ và khai thác lâm sản ngoài gỗ

 Khai thác gỗ

Tình trạng khai thác gỗ trái phép vẫn còn là một vấn đề nhức nhối đối với những khu rừng ở miền núi phía Bắc. Bảng dưới đây cho thấy tình trạng khai thác gỗ không đúng theo kế hoạch đề ra, xảy ra không chỉ đối với các đối tượng ngoài lâm trường quốc doanh mà còn cả lâm trường quốc doanh cũng vi phạm. Thực tế khai thác sản lượng gỗ lớn hơn rất nhiều so với kế hoạch. Điển hình như ở Tây Bắc thực tế khai thác đã gấp 61,75 lần so với kế hoạch

được phép khai thác. Tuy nhiên, đối tượng khai thác vượt mức kế hoạch ở đây chủ yếu là các đối tượng ngoài lâm trường quốc doanh. Ngược lại với Tây Bắc thì lâm trường quốc doanh lại khai thác gỗ vượt mức cho phép với một con số tương đương so với các đối tượng ngoài quốc doanh.

Bảng 2.6: Kế hoạch và thực trạng khai thác gỗ ở MNPB Đơn vị: nghìn m3 Các tỉnh Kế hoạch Thực tế khai thác LTQD Ngoài LTQD Toàn vùng 12,5 142,7 506 Tây Bắc 2 5,3 118,2 Lai Châu 0 0,3 11,6 Sơn La 2 3,6 53,9 Hòa Bình 0 1,4 52,7 Đông Bắc 10,5 137,4 387,8 Lào Cai 1 4,6 26 Yên Bái 4 28,6 76 Hà Giang 0 14,5 38,9 Tuyên Quang 0 14,8 48,6 Phú Thọ 0 20,6 57,1 Cao Bằng 0 0,3 22 Bắc Cạn 1 10,3 15,4 Thái Nguyên 0 7,2 16,6 Quảng Ninh 3 12,8 10,1 Lạng Sơn 0 12,9 50,1 Bắc Giang 1,5 10,8 27

Nguồn: Hệ thống thông tin và giám sát ngành (FSSP) (năm 2003)

Những con số thể hiện sản lượng gỗ bị khai thác trên thực tế vượt rất xa so với mức kế hoạch cho phép được khai thác đã phần nào nói lên thực trạng nhu cầu về gỗ trong đời sống sinh hoạt và sản xuất rất cao, để đáp ứng nhu cầu đó thì không còn cách nào khác ngoài việc tiếp tục đốn hạ những cây gỗ

từ rừng.

Bảng 2.7: Sản lượng gỗ khai thác phân theo các tỉnh ở MNPB Đơn vị: nghìn m3 Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Toàn vùng 767,1 737,3 710,2 809,8 1050,9 1123. 7 1190,9 Tây Bắc 247,4 207,3 185,0 171,3 279,7 252,3 247,7 Lai Châu 113,9 117,8 11,9 9,7 5,5 5,7 6,0 Điện Biên 61,5 63,7 65,7 59,6 56,6 Sơn La 67,6 47,6 57,5 54,1 53,4 52,0 51,8 Hòa Bình 65,9 41,9 54,1 43,8 155,1 135,0 133,5 Đông Bắc 519,7 530,0 525,2 638,5 771,2 871,4 943,2 Lào Cai 29,9 29,9 30,6 34,2 32,4 34,3 33,4 Yên Bái 103,0 123,0 104,6 148,1 148,6 150,3 200,0 Hà Giang 56,4 55,6 53,4 52,5 52,3 52,2 52,0 Tuyên Quang 99,7 89,9 63,4 98,8 152,0 212,8 228,6 Phú Thọ 47,8 50,6 77,7 109,4 150,4 172,1 171,1 Cao Bằng 30,1 22,5 22,3 23,6 23,5 23,4 22,6 Bắc Cạn 22,7 23,0 25,7 27,3 27,5 32,4 31,7 Thái Nguyên 11,6 11,1 23,8 22,7 27,1 28,7 28,9 Quảng Ninh 16,0 21,1 22,9 23,3 54,2 60,1 65,1 Lạng Sơn 67,7 67,9 63,0 60,0 64,1 65,8 69,7 Bắc Giang 34,8 35,4 37,8 38,6 39,1 39,3 40,1

Nguồn: Cục Kiểm Lâm

Bảng 7, cho thấy sản lượng khai thác gỗ của toàn vùng không ngừng tăng lên trong những năm gần đây. Từ giai đoạn 2001-2003, sản lượng gỗ bị khai thác có xu hướng giảm, nhưng lai tăng vọt từ năm 2004 cho đến 2008. Một nguyên nhân cần bàn đến ở đây chính là sự phát triển quá nóng của nền kinh tế, các sản phẩm bằng gỗ cũng đang được ưa chuộng trên thị trường nội địa và thế giới, thêm vào đó gỗ có thể làm nguyên liệu thay thế cho nhiều nguyên liệu khác nên nhu cầu về gỗ ngày càng cao. Mặt khác, các sản phẩm này lại có giá trị kinh tế rất cao, đặc biệt là các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ với những

loài gỗ quý như Lim, Sến, Táu. Chính vì vậy mà bất chấp mọi hoàn cảnh và quy định của pháp luật, các cây gỗ quý vẫn bị cưa hạ và chuyển về xuôi với nhiều đối tượng và bằng nhiều con đường, phương thức khác nhau. Trong đó có cả những người có chức ,có quyền trong thôn, bản, làng xã.

Tuy nhiên cũng phải kể đến tình trạng người dân khai thác gỗ làm nhà và chuồng trại chăn nuôi. Tuy quy mô nhỏ nhưng hoạt động này diễn ra liên tục trong thời gian dài, nên lượng gỗ bị khai thác từ các khu rừng cũng không phải là nhỏ, đặc biệt là hoạt động này lại rất khó kiểm soát.

Hộp 2.1: Thực trạng sử dụng gỗ của người dân ở bản Nậm La, huyện Mường Khé, tỉnh Điện Biên

Mường khé có trên 40.000 nhân khẩu, trong đó có 68% dân số là đồng bào dân tộc người Mông và Nậm La là bản mà có đa số người Mông cư trú. Trước mỗi ngôi nhà trong bản đều có một đống gỗ to và chất cao như núi. Người dân của bản cho biết “Bất cứ gia đình người Mông nào trong bản cũng đều phải chuẩn bị sẵn cho mình một bộ khung nhà bằng gỗ, để đề nhà ngôi nhà đang ở bị mối mọt thì có cái mà thay hay để cho con cái khi chúng lấy vợ lấy chồng ra ở riêng như một món quà hồi môn. Đặc biệt là phòng khi lâm chung để có cái mà đưa ma. Chính vì vậy mà bà con đã vào rừng để chọn cho mình những cây gỗ quý hiếm, gỗ tốt để mang về làm của để giành”.

Nguồn: www.vovnews.vn Theo như các nghiên cứu về đời sống của người dân ở nông thôn miền núi phía Bắc, đặc biệt là ở những thôn bản sống gần rừng cho thấy, gần 100% các ngôi nhà của người dân đều được dựng lên bằng gỗ hoặc dùng gỗ làm nguyên liệu chính.Chính vì vậy nó cũng góp phần làm cho rừng ngày càng nghèo kiệt theo thời gian.

 Khai thác lâm sản ngoài gỗ

Thực trạng khai thác lâm sản ngoài gỗ ở miền núi phía Bắc còn mang nặng thói quen tự cấp tự túc. Mặc dù, rừng và đất rừng nhiều địa phương đã được giao tới tay người dân, điển hình là các hộ gia đình, nhưng vẫn tồn tại khá nhiều tình trạng chính người dân quản lý khu rừng đó thu lượm lâm sản ngoài gỗ không theo đúng quy định của nhà nước và hiện tượng khai thác trộm ở các khu rừng đã có chủ còn phổ biến. Phần lớn người dân ở đây vẫn coi tài nguyên rừng là của trời ban cho cuộc sống của họ, người dân chỉ để tâm khai thác, hái lượm những LSNG mà mình cần, không nghĩ đến sau này liệu những thứ mình cần có còn để mình thu lượm nữa không. Chỉ đến khi thấy việc tìm kiếm những loại này trở nên khó khăn, phải đi xa thì họ mới biết những loại này đã cạn kiệt gần hết rồi. Nói chung ý thức bảo tồn và phục hồi lâm sản ngoài gỗ vẫn chưa được toàn bộ người dân chú ý. Các lâm sản ngoài gỗ được khai thác ở vùng miền núi phía Bắc chủ yếu là củi, măng, tre nứa, các loại cây thuốc

- Khai thác củi: đây là một hình thức nổi bật và chiếm phần lớn trong hoạt động khai thác LSNG. Người dân miền núi theo thói quen sinh hoạt họ dùng củi để làm nguyên liệu đốt và dùng với lượng củi khá lớn. Đặc biệt là mùa đông, nhu cầu về củi lớn hơn rất nhiều để dành cho việc sưởi ấm. Ngoài ra những người sống gần rừng còn khai thác củi đem đi bán hay đổi lấy lương thực, quần áo…những cây rừng là đối tượng của hoạt động khai thác này chủ yếu là những cây không có giá trị kinh tế.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2005 cả nước khai thác 26.240,5 nghìn ste củi. Sản lượng củi được khai thác nhiều nhất tại các vùng miền núi Đông Bắc, chiếm 35,6% tổng sản lượng khai thác của cả nước, lượng củi khai thác ở Tây Bắc cũng chiếm tới 15,9% . Trong khi đó, Tây Nguyên cũng thuộc địa bàn miền núi như Đông và Tây Bắc, có nhiều rừng

nhưng sản lượng củi khai thác chỉ chiếm 6,7% tổng sản lượng khai thác của cả nước. Ta cũng nhận thấy, số liệu khối lượng củi khai thác bình quân đầu người trên 1 năm ở các vùng cũng có sự khác biệt lớn, từ 0.04 ste/ người/ năm cho vùng Đồng bằng sông Hồng đến 1,89 ste/ người/ năm cho vùng Tây Bắc.

Bảng 2.8: Tình hình khai thác và sử dụng củi

Địa bàn Tổng số (1000ste) Củi đầu người NT (ste) Cả nước 26.240,5 0,43 Tây Bắc 4.172,1 1,89 Đông Bắc 9.330,7 1,24 Đồng bằng sông Hồng 521,9 0,04 Bắc Trung Bộ 5.232 0,57

Duyên Hải Trung Bộ 1.576,6 0,32

Tây Nguyên 1.771,1 0,16

Đông Nam Bộ 562 0,09

Đồng bằng sông Cửu Long 3.074,1 0,22

Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Qua đó có thể thấy được do thói quen sử dụng nhiều củi đẻ đun nấu và sưởi ấm vào mùa đông của người dân Tây Bắc và Đông Bắc dẫn đến lượng củi khai thác phục vụ cho tiêu dùng lớn.

Một phần của tài liệu NGĂN CHẶN NẠN PHÁ RỪNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NGHÈO ĐÓI DO SUY THOÁI RỪNG GÂY RA CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC CỦA VIỆT NAM (Trang 26 -31 )

×