bảo vệ rừng.
Công tác giao đất giao rừng đã được Đảng và nhà nước quan tâm từ lâu, nhiều chủ trương, chính sách về công tác này đã được ban hành như chỉ thị 29 – CT/TW ngày 21/11/1983 cua ban Bí thư, Luật đất đai (1987, 1993, 1998, 2001), Luật bảo vệ và phát triển rừng (1991, 2004). Qua nhiều thời gian giao đi, giao lại, diện tích rừng đã được giao cho các chủ quản lý và sử dụng như: Tổ chức kinh tế, ban quản lý rừng, đơn vị vũ trang, hộ gia đình cá nhân, ngoài ra còn có các tổ chức khác.
Chương trình giao đất giao rừng mong muốn đạt được ba mục tiêu là: (1) Rừng sau khi giao cho người dân sẽ được quản lý, bảo vệ, khai thác hợp lý hơn.
(2) Người nhận rừng sẽ nhận được lợi ích từ những khu rừng đã giao để góp phần nâng cao đời sống của họ, hạn chế được tập quán DCDC.
(3) Phát triển trồng rừng sản xuất, tiến tới làm giàu bằng nghề rừng. Những thành tựu đạt được.
Tiến độ giao rừng ở miền núi phía Bắc được đánh giá cao hơn so với các vùng khác trong cả nước. Tính đến năm 2008, diện tích rừng được giao ở Đông Bắc đạt 87,7% diện tích rừng của vùng, Tây bắc chiếm 77,1 %. Trong khi đó ở các vùng Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, diện tích rừng giao cho các đối tượng chỉ chiếm 77,5% và 62,4%.
Bảng 2.15: Diện tích rừng được giao cho cộng đồng, tổ chức, hộ gia đình ở MNPB năm 2008
Đơn vị: ha Vùng Diện tích
rừng đã giao
Phân theo đối tượng được giao rừng Tổ chức kinh tế BQL rừng Đơn vị vũ trang Hộ gia đình, cá nhân Đối tượng khác Toàn vùng 3.542.02 5 332.078 (9,38%) 720.855 (20,35%) 23.052 (0,65%) 1.916.11 3 (54,1%) 549.924 (15,53%) Đông Bắc 2.211.30 4 298.435 (13,5%) 593.196 (26,83%) 12.833 (0,58%) 1.175.42 5 (53,16%) 131.415 (5,94%) Tây Bắc 1.330.72 1 33.643 (2,53%) 127.659 (9,59%) 10.219 (0,77%) 740.688 (55,66%) 418.512 (31,45%)
Nguồn: Cục Kiểm Lâm 10/2008
Một điểm khác biệt nữa của công tác giao đất giao rừng ở miền núi phía Bắc so với các vùng khác là tỷ lệ diện tích rừng được giao cho hộ gia đình, cá nhân chiếm đa số trong tổng số diện tích rừng đã giao. Khi các khu rừng có chủ thì đã hạn chế được nạn khai thác bừa bãi, người dân có trách nhiệm hơn với khu rừng được giao. Theo trực quan cho thấy, từ khi có chính sách giao đất giao rừng cho người dân thì độ che phủ của rừng tăng lên rõ rệt theo các năm.
dân đã tiếp cận được với với nguồn đất nguồn rừng tăng lên đáng kể. Có thể nói chính sách giao đất giao rừng cho người dân có ảnh hưởng gián tiếp đến việc nâng cao thu nhập cho người dân ở miền núi phía Bắc. Khi được nhận đất, nhận rừng, ngoài việc bảo vệ khu rừng được nhận, người dân ở nhiều tỉnh Lào Cai, Hòa Bình, Yên Bái đã thực hiện phương thức nông lâm kết hợp với phương thức lấy ngắn nuôi dài như chăn thả gia súc, trồng cây dược liệu, cây nông nghiệp ngắn ngày dưới tán lá rừng khi rừng chưa khép tán, trồng cây ăn quả. Như vậy người dân ở những vùng này có thêm khoản thu nhập dựa vào mô hình kinh tế nông lâm kết hợp này.
Theo quyết định số 178/2003/QĐ-TTg về quyền hưởng lợi của hộ gia đình, cá nhân được giao, được khoán rừng và đất lâm nghiệp, lợi ích của người dân được giao rừng ở các tỉnh miền núi cũng được nâng cao hơn trước. Khi được làm chủ mảnh rừng được giao, người dân sẽ yên tâm canh ác trên mảnh rừng đó bằng những phương thức khác nhau. Có thể việc hưởng lợi từ các sản phẩm của rừng thì ít, nhưng hưởng lợi từ đất rừng góp phần tăng thu nhập đáng kể cho người dân. Bằng các hình thức nông lâm kết hợp, người dân đã vừa cải tạo được rừng, lại vừa trồng được cây hoa màu lương thực ngắn ngày.
Hộp 2.8: Thu nhập của người dân tăng lên sau khi nhận đất rừng bằng việc sản xuất kết hợp nông lâm
Người H’mông, Tày, Dao sống ở vùng núi cao hay vùng cao ở Lạng Sơn, Cao Bằng. rừng được giao cho người dân chủ yếu là rừng nghèo kiệt, thường chỉ còn lại đám hay vạt nhỏ ở nơi dốc cao, người dân ở đây đã kết hợp việc phục hồi rừng với việc canh tác nương rẫy, ruộng bậc thang, chăn thả gia súc. Họ đã biệt lợi dụng việc trồng cây rừng để duy trì nước cho ruộng bậc thang,
giữ đất và sói mòn, họ bố trí chăn thả ở vùng đồi đất có cỏ, hay vùng sườn núi đất bị thoái hóa mạnh chỉ còn cỏ không còn khả năng canh tác nương rẫy. Với việc canh tác kết hợp người này, người dân ở đay đã ra sức chăm sóc rừng để đảm bảo lương thực từ việc sản xuất nông nghiệp từ ruộng bậc thang. Mỗi năm người dân ở những vùng thu được:
- Nhặt được 5- 10 m3 củi từ cây khô, già, sâu bệnh, hay từ việc cắt tỉa cành để đun nấu hay làm đồ dùng trong nhà.
- Thu được 1,2 – 5 tấn thóc, hoa màu, quy ra thóc thì bình quân 300-400kg/ người.
Ngoài ra còn nhận được thêm khoản thu nhập từ việc chăn nuôi gia súc, hoặc từ thu nhặt nông, lâm sản quanh nhà. Có thể thu nhập của người dân khoongcao, nhưng nó phần nào bước đàu đã đa dạng hóa nguồn thu cho người dân ở miền rừng núi.
Nguồn: Cục Lâm nghiêp
Những mặt hạn chế của chương trình.
- Bên cạnh những thành tựu đạt được thì chính sách giao đất giao rừng cũng bộc lộ những hạn chế cần được khắc phục. Những khu rừng giao cho các hộ gia đình chủ yếu là những khu rừng nghèo kiệt, rừng tái sinh sau nương rẫy, hay đất trống đồi trọc, có nghĩa là giá trị kinh tế ít do sản lượng gỗ và lâm sản ngoài gỗ đã cạn kiệt, và theo như quy định thì chủ yếu các khu rừng chưa đến tuổi khai thác. Nên việc hưởng lợi của người dân tăng nhưng chưa đáng kể, cũng có thể nói thu nhập của người dân bị giảm đi sau khi nhận những khu rừng nghèo kiệt đó.
- Diện tích đất giao cho các hộ manh mún, nhỏ lẻ nên khi triển khai quản lý bảo vệ và xây dựng rừng rất khó khăn. Một số nơi tiến hành giao rừng không theo đúng quy trình nên thực hiện nên người dân chưa nhận thức được
vai trò, nghĩa vụ của của người nhận rừng. Thậm chí người dân còn không nắm được diện tích, ranh giới trên thực địa, nên họ chưa tực sự gắn bó với rừng. Tồn tại tình trạng đất gần nhà thì không được giao, mà phải đi nhận đất rừng ở cách xa nhà ví dụ như đồng bào người Mông ở một số địa phương của tỉnh Lào Cai.
- Việc giao đất giao rừng ở MNPB chủ yếu giao cho hộ gia đình mà chưa trú trọng vào hình thức quản lý rừng cộng đồng, mặc dù hình thức này đã được đề cập ở nhiều các chính sách, điều luật ở nước ta từ trước. Mặt khác, đây còn là truyền thống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu, vùng xa.
- Đến nay, một số địa phương vẫn chưa thực hiện xong việc giao đất, giao rừng cho người dân. Cán bộ ở cơ quan chuyên môn của địa phương vẫn chưa cắm được mốc giới phân chia 3 loại rừng: rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, ở trên thực địa.
Hộp 2.9: Vướng mắc giao đất, giao rừng ở Lào Cai
Ở thôn Bản Pho, xã Bản Qua, huyện Xát Bát, có rất nhiều đồng bào dân tộc Dao muốn được nhận đất trồng để trồng mỡ, xoan, tre Bát Độ, nhưng xã vẫn không thể giao được vì chưa cắm được mốc giới cụ thể xác định diện tích rừng sản xuất để giao cho người dân. Theo ông Trần Văn Cương, cán bộ địa chính của xã, thì nếu có giao cho dân mà lỡ trồng cây lấn vào rừng phòng hộ hay rừng đặc dụng, lúc đó rất khó giải quyết. Chính vì thế, chính quyền xã và người dân cứ phải chờ đợi việc phân ranh giớ 3 loại rừng.
Hiện nay, Lào Cai vẫn còn 97.359 ha rừng sản xuất do UBND xã quản lý đang cần giao cho các tổ chức, hộ gia đình, các nhân làm chủ thực sự để trồng rừng kinh tế, nâng cao thu nhập.
Nguồn: Quốc Hông – Báo Nhân dân
- Xuất hiện nhiều trường hợp sau khi nhận đất, nhận rừng thì đã không khai thác theo quy định làm mất rừng. Điển hình như ở Sơn La, sau khi cộng đồng người Mường ở xã Chiềng Yên nhận được rừng, đã tổ chức khai thác trắng rừng tự nhiên để bán gỗ và củi chia cho các hộ.
- Còn tình trạng người dân nhận được đất rừng nhưng gặp khó khăn trong việc trồng rừng và canh tác trên mảnh đất được giao, dẫn đến tình trạng đất vẫn bị bỏ hoang và nghèo kiệt.
- Mặt khác, do cơ chế chính sách không đồng bộ và không rõ ràng, người dân ít có cơ hội tiếp cận với các văn bản hướng dẫn hưởng lợi và khai thác các sản phẩm từ rừng, nên người dân vẫn vào rừng khai thác sản phẩm rừng bất hợp pháp.
Nguyên nhân hạn chế tính hiệu quả của chính sách giao đất giao rừng
- Do thiếu kinh phí và nhân lực ở các cơ quan chuyên môn, và hạn chế về trình độ nhận thức của các cán bộ cơ sở địa phương, nên công tác học tập các quy chế không đầy đủ, dẫn đến hiện tượng phổ biến thiên lệch các chỉ thị do trên giao xuống.
- Chưa phổ biến những chương trình hỗ trợ cho người dân sau khi nhận đất, nhận rừng, hoạt động công tác khuyến nông, khuyến lâm còn mờ nhạt đối với vùng cao ở MNPB.
- Do các chính sách và văn bản hưởng dẫn người dân thi hành được ban hành không đồng bộ. Chính sách giao đất, giao rừng đã có tù rất lâu, nhưng mãi đến năm 2003, Chính phủ mới ban hành quyết định quy định quyền hưởng
lợi của người dân khi nhận đất nhận rừng. Chính vì thế mà đã có sự bất đồng giữa việc thực thi chính sách ở địa phương với những quy định sẵn có của chính sách.
- Chính sách hưởng lợi từ việc bảo vệ, trồng rừng còn nhiều bất cập, làm hạn chế thu nhập của người dân từ rừng. Đơn cử như quy định hưởng lợi từ rừng được xác định theo sự tăng trưởng của rừng, người dân nhận rừng được hưởng theo phần trăm tăng trưởng của rừng sau khi giao. Nhưng để xác định được tốc độ và lượng tăng trưởng của rừng thì không phải là một việc làm dễ thực hiện, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số.