Mở rộng đất nông nghiệp từ rừng quá mức

Một phần của tài liệu Ngăn chặn nạn phá rừng để giải quyết vấn đề nghèo đói do suy thoái rừng gây ra các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam (Trang 33 - 34)

Tình trạng chuyển đổi mục đích đất rừng thành đất sản xuất nông nghiệp, tuy cải thiên được thu nhập của người dân. Nhưng dưới góc độ tiêu cực thì đó lại là một hình thức tàn phá rừng, đi ngược lại với chủ trương bảo vệ rừng của nhà nước. Thực trạng gia súc chăn thả tự do trong rừng vẫn còn phổ biến ở miền núi phía Bắc, khi đó không tránh khỏi việc gia súc tàn phá làm hư hại các loại sinh vật trong rừng, điển hình như các cây rừng còn non, hay các loại LSNG, đặc biệt hơn là nhiều khu rừng đã trở thành bãi cỏ để chăn nuôi những loại gia súc lớn như trâu, bò, ngựa.

Diện tích rừng ở MNPB mất đi do chuyển đổi mục đích sử dụng cũng chiếm một phần khá lớn, trong tổng số diện tích rừng đã bị tàn phá. Thay cho mảnh đất có cây rừng là những mảnh đất của các loại cây nông nghiệp ngắn ngày, hoặc là những bãi chăn thả đàn gia súc lớn. Bằng cách này hay cách khác, đất rừng có thể được cải tạo nhưng phần cây rừng mất đi thì không thể nào lấy lại được.

Bảng 2.9: Diện tích rừng bị mất do chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Đơn vị: ha Năm 2002 2003 2004 2005 2006 MNPB 114,73 95,7 119,89 105,04 114,96 % so với tổng diện tích bị mất 47,96% 47,97% 57,5% 44,04% 48,02%

Theo thống kê của bảng 2.9, thì diện tích rừng mất đi có thể do chyển đổi theo nhiều mục đích khác nhau. Nhưng với đặc trưng sản xuất nông nghiệp là canh tác nương rẫy của đồng bào dân tộc MNPB, thì đó chính là nguyên nhân cơ bản khiến diện tích rừng bị mất.

Mặc dù canh tác nương rẫy tạo thu nhâp, nguồn sống cho người dân nơi đây, nhưng lại không đúng theo chủ trương bảo vệ rừng của nhà nước. Vậy cần phải có cách khắc phục để người dân MNPB vừa có thể sản xuất lương thực, vừa có thể bảo vệ được rừng.

Một phần của tài liệu Ngăn chặn nạn phá rừng để giải quyết vấn đề nghèo đói do suy thoái rừng gây ra các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam (Trang 33 - 34)