0
Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Tình trạng nghèo đói của người dân ở miền núi phái Bắc do ảnh hưởng của suy thoái rừng hậu quả của nạn tàn phá rừng

Một phần của tài liệu NGĂN CHẶN NẠN PHÁ RỪNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NGHÈO ĐÓI DO SUY THOÁI RỪNG GÂY RA CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC CỦA VIỆT NAM (Trang 39 -44 )

ảnh hưởng của suy thoái rừng hậu quả của nạn tàn phá rừng

Theo thống kê của Bộ LĐ TB&XH và Bộ KH& ĐT, tỷ lệ nghèo ở các tỉnh MNPB đã có xu hướng giảm dần qua các năm theo xu hướng chung phấn đấu của cả nước. Nhưng vẫn là vùng có tỷ lệ nghèo cao nhất trong cả nước, đặc biệt là tiểu vùng Tây Bắc.

Như đã trình bày ở trên, nghèo đói ở các tỉnh MNPB, cũng như các vùng miền khác có rất nhiều gây ra, nhưng vì với một bộ phận dân của cùng sống gần rừng, cuộc sống gắn bó với rừng nên tình trạng suy thoái rừng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói của người dân ở MNPB.

Đơn vị: %

Năm 2002 2004 2005 2007

Cả nước 28,9 24,1 21,85 14,82

Đông Bắc 38,4 31,7 32,63 23,4

Tây Bắc 68,0 54,4 43,95 32.4

Nguồn: Bộ LĐ TB&XH, Bộ KH&ĐT.

Kết hợp với những phân tích ở trên, nhận thấy, Tây Bắc là vùng có diện tích rừng bị tàn phá nhiều hơn cả Đông Bắc. Đồng thời có đối tượng khai thác rừng trái phép chủ yếu là hộ gia đình, dân sở tại,. Nhưng đây vẫn là tiểu vùng có tỷ lệ nghèo cao hơn hẳn. Vậy phải chăng nguyên nhân mất rừng do khai thác quá mức tác động mạnh mẽ đến đời sống người dân ở đây.

Thiên tai lũ lụt, hạn hán tác đông mạnh đến đời sống của người dân

Trong những năm gần đây, ở các tỉnh miền núi phía bắc liên tục xảy ra các trận bão lũ với sức ảnh hưởng trên diện rộng, gây ra những thiệt hại nặng nề đối với người dân. Theo thống kê của Ban Chỉ đạo phòng chống Lụt Bão Trung ương, con số ước tính thiệt hại qua ba năm có sự tăng giảm đột biến. Tuy nhiên điều quan tâm ở đây là những thiệt hại do thiên tai gây ra, đã làm xáo trộn cuộc sống của người dân. Về trước mắt, người dân lâm vào tình cảnh khó khăn khi phải vật lộn với những cơn lũ, phải sống cạnh tạm bợ, thiếu ăn thiếu mặc. về lâu dài khi thiên tai qua đi thì người dân lại phải xoay xở với một thưc tế nhà mất, đất mất, và cái đói đang chờ đợi vì lương thực, hoa màu cũng bị lũ bão cuốn trôi, hoặc làm hư hại phần lớn.

Bảng 2.13: Thống kê tổng thiệt hại do lũ bão gây ra ở MNPB

Hạng mục 2000 2001 2002

Số người chết (người) 90 139 111

Nhà cửa đổ trôi và hư hại (cái) 5.186 43.369 10.935

ngập (ha)

Khối lượng đất sạt lở, trôi (ha) 86.660 126.650 526.546

Ước tính tổng thiệt hại (triệu đồng) 60.134 706.121 202.781

Nguồn: Ban Chỉ đạo phòng chống Lụt Bão Trung ương.

Theo như thống kê ở bảng trên, nhận thấy khối lượng đất sạt lở trôi theo lũ tăng dần theo các năm. Trong những lượng đất đó, cũng có đất canh tác được, và cũng có phần đất không canh tác được. Nhưng tựu chung lại thì hậu quả mà nó để lại là sự thu hẹp quỹ đất của vùng, khiến người dân thiếu đất canh tác, thiếu đất để xây dựng nhà ở, đặc biệt là trong tình trạng sức ép dân số ngày càng tăng hiện nay.

Với những con số thể hiện số người thiệt mạng do thiên tai so với dân số toàn vùng không phải lớn, nhưng đối với mỗi hộ gia đình mà có người thân bị thiệt mạng thì là một mất mát lớn cả về tinh thần và vật chất, đặc biệt khi đối tượng đó lại là lao động chính trong gia đình.

Vào mùa khô, những nơi mất rừng trở nên khắc nghiệt, các suối khô cạn, nạn thiếu nước trở nên trầm trọng, nhiều vùng người dân phải đi hàng chục cây số để lấy nước sinh hoạt như ở Lục Khu của Cao Bằng, Đồng Văn, Mèo Vạc ở Hà Giang…Nguyên nhân chính của những thiên tai này như giải thích ở trên chính là do tình trạng mất rừng diễn ra trong các năm qua ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Mặc dù, độ che phủ và diện tích rừng có xu hướng gia tăng liên tục qua các năm, nhưng chủ yếu là do rừng phục hồi lại nên chất lượng rừng chưa đảm bảo thực hiện tốt các chức năng điều tiết của mình và bàn đến ở đây là chức năng chuyển hóa nước mặt thành nước ngầm, đảm bảo một nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt cho người dân. Đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng các con suối khô cạn gây khó khăn cho người dân trong canh tác nông nhiệp và sinh hoạt. Tình trạng này gây khó khăn phổ biến cho các tỉnh ở vùng cao, đất dốc khó canh tác.

chưa đến tuổi khai thác

Trong giai đoạn trước từ 1943 – 1990, chỉ trong 48 năm độ che phủ rừng của MNPB giảm từ 90% xuống chỉ còn 17%, trước tình trạng đó, nhà nước đã chủ trương đưa ra các chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc. Các chủ trương của nhà nước được người dân MNPB hưởng ứng, độ che phủ rừng không ngừng gia tăng trong các năm 2000 - 2008, với tốc độ khác nhau ở các địa phương khác nhau. Tuy nhiên, tình trạng khai thác bừa bãi vẫn tiếp diễn nên các lâm sản của rừng cũng dần trở nên khan hiếm đối với người dân ở MNPB nói riêng và các vùng miền núi của cả nước nói chung.

Đặc biệt đối với LSNG, do nạn khai thác quá mức của người dân, khiến cho các loại LSNG không còn đủ khả năng tái tạo. Thêm vào đó, việc nuôi trồng, cải tạo chúng vẫn chưa phổ biến ở vườn nhà của các hộ gia đình MNPB. Nguyên nhân chính là do người dân vẫn còn hạn chế trong nhận thức bảo tồn LSNG, đồng thời họ cũng gặp khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm ở thôn bản, xã phường. Đó là nguyên nhân chủ yếu khiến LSNG trở nên khan hiếm đối với người dân ở MNPB trong giai đoạn này.

Hộp 2.4: Thu nhập từ LSNG giảm trong những năm gần đây ở Bắc Kạn

Theo kết quả điều tra ở Bắc Kạn, trong những năm trở lại đây, thu nhập LSNG ngày càng giảm đi. Hiện nay thu nhập từ LSNG của hộ gia đình tại địa phương chiếm khoảng 5 – 7% tổng thu nhập của hô gia đình. Trong khi trước đó chiếm khoảng 20 – 30%. Số loài và sản lượng LSNG ngày càng giảm, thậm chí có những loài không còn hoặc còn rất ít như chim, thú. Người dân phải đi rất xa mới lấy được.

Nguồn: Lâm nghiệp, giảm nghèo và sinh kế nông thôn ở Việt Nam

Hiện nay, để tìm được những loài dược liệu, những loại LSNG sử dụng làm thực phẩm, người dân phải vào sâu trong rừng, hoặc đi sang những khu rừng xa thuộc địa phận của tỉnh khác. Công cuộc thu hái các sản phẩm rừng không còn dễ dàng như trước, nó trở nên mỗi lúc một khó khăn hơn. Như vậy có thể nói, lưới an toàn cho đời sống cư dân ở MNPB đang dần bị phá vỡ.

Người dân phải mất chi phí đáng kể cho việc tạo thu nhập, chữa bệnh, học tập, bảo tồn văn hóa…do việc suy thoái và mất rừng gây ra.

Ở MNPB, nạn khai thác rừng bừa bãi vẫn còn tiếp diễn. Tuy độ che phủ rừng đã tăng lên đáng kể, nhưng chất lượng rừng vẫn chưa được cải thiện. Các sản phẩm của rừng không còn phong phú như trước đây. Người dân phải mất nhiều thời gian và gặp nhiều khó khăn mới thu lượm được các lâm sản để tiêu dùng trong gia đình hay mang ra mua bán.

Rừng thường gắn với những nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu vùng xa của MNPB. Nên việc mất rừng trong những năm qua cũng đã làm mai một đi nhiều nét văn hóa dân tộc đặc sắc, góp phần làm giảm thiểu sự phong phú đa dạng của nền văn hóa dân tộc Việt Nam.

Đặc biệt, những trận lũ quét, lũ ống trong những năm vừa qua ở MNPB không những làm thiệt hại về mùa màng, của cải mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân, do sau mỗi đợt thiên tai đi qua đều để lại một môi trường ô nhiễm với nhiều rác thải, và bệnh truyền nhiễm. Người dân lại phải chống trọi với bệnh tật và tốn nhiều chi phí để trang trải cho việc chữa bệnh

Một phần của tài liệu NGĂN CHẶN NẠN PHÁ RỪNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NGHÈO ĐÓI DO SUY THOÁI RỪNG GÂY RA CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC CỦA VIỆT NAM (Trang 39 -44 )

×