Thực trạng về sự phụ thuộc của người dân miền núi phía Bắc vào tài nguyên rừng trong giai đoạn 2000-2008.

Một phần của tài liệu Ngăn chặn nạn phá rừng để giải quyết vấn đề nghèo đói do suy thoái rừng gây ra các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam (Trang 34 - 39)

vào tài nguyên rừng trong giai đoạn 2000-2008.

Đối với Lâm sản ngoài gỗ

Mặc dù, người dân ở các tỉnh miền núi phía Bắc chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nhưng do điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho trồng trọt, năng suất cây trồng thấp nên người dân luôn rơi vào tình trạng an ninh lương thực không đảm bảo. Chính vì thế mà các sản phẩm của rừng đã góp phần giúp họ tăng thêm một khoản thu nhập, đặc biệt là các LSNG. Đối với những hộ nghèo, các sản phẩm này có thể giúp họ rút ngắn thời gian thiếu ăn trong một năm, có nhiều hộ đã thoát khỏi nghèo vươn lên làm giàu nhờ việc khai thác và buôn bán LSNG.

Những LSNG chủ yếu ở MNPB là củi đốt, măng tre, các thực phẩm khác từ rừng, mây, tre, nứa, động vật hoang dã và cây thuốc

Hộp 2.3: Đóng góp LSNG vào thu nhập của hộ gia đình.

Tại xã Khang Ninh của vùng đệm rừng quốc gia Ba Bể thuộc Bắc Kạn, nguồn thu từ LSNG đóng góp trung bình khoảng 15% trong tổng thu nhập của mỗi hộ. Trong đó 10% từ củi còn 5% từ các sản phẩm khác. Có nhiều sự khác biệt trong việc sử dụng lâm sản ngoài gỗ ở các thôn nhưng nhìn chung là củi, tre các loại để xây nhà, măng tre và một số sản phẩm nhỏ khác.

Theo điều tra thu nhập ở xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) cho thấy tỷ lệ thu từ LSNG chiếm từ 11- 20% thu nhập của hộ, đối với hộ nghèo thì tỷ lệ cao nhất là 19,4%.

Nguồn: Lâm nghiệp, giảm nghèo và sinh lế ở nông thôn Việt Nam – Đinh Đức Thuận 2005, Ủy ban dân tộc – Miền núi

Nhận thấy, nguồn thu từ thu nhặt LSNG có tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu thu nhập của các hộ gia đình ở một số địa phương của miền núi phía Bắc, nhưng nó lại có vị trí rất quan trọng vì đó là nguồn thu trước mắt, đối với những hộ nghèo có thể là nguồn thu trước mắt duy nhất để đảm bảo cho chi tiêu hàng ngày. Thường vào những vụ nông nhà hay giáp hạt thì người dân hay vào rừng thu hái LSNG để bán lấy tiền mua lương thực, hàng tiêu dùng và trang trải những chi phí phát sinh. Ngoài ra LSNG còn là nguồn cung cấp thực phẩm hàng ngày cho các hộ gia đình: điển hình như măng đắng là món ăn phổ biến của các dân tộc Tày, Thái, Mường, hay món rau Sắng nổi tiếng ở Xuân Sơn của Phú Thọ, ngoài ra còn có nhiều loại rau rừng phổ biến với nhiều người dân tộc thiểu số.

Trong đó, măng tre là nguồn thu nhập cơ bản và là lương thực bổ sung cho những vùng đói lương thực ở MNPB. Nguồn lương thực này đặc biệt quan trọng, giúp bù đắp những thâm hụt khẩu phần ăn trong suốt thời kỳ giáp hạt.

Bên cạnh đó những sản phẩm có sợi như tre nứa, cũng đã phục vụ rất nhiều cho các làng nghề truyền thống sản xuất các sản phẩm mây, tre đan để bán trong nước và xuất khẩu. Theo thống kê sơ bộ, riêng miền núi phía Bắc có 122 làng nghề mây tre, ngoài ra còn có các làng nghề giấy truyền thống nhưng còn rất ít.

Nói đến cây thuốc, có thể coi đây là một phần của hệ thống chăm sóc sức khỏe và của nền kinh tế của nhiều dân tộc tiểu số ở MNPB. Ví dụ như người Dao chuyên thu lượm, chế biến và kê đơn thuốc, hầu như toàn bộ có nguồn gốc từ rừng. Những thầy lang người Dao thường sử dụng 200 loài thảo mộc, cây bụi và cây rừng.

Điển hình có củi đốt là LSNG quan trọng nhất về mặt kinh tế. Nhu cầu về củi của người dân ở miền núi phía Bắc rất cao. Do kinh tế của vùng còn khó khăn, kết hợp với thói quen sinh hoạt, thì củi là một chất đốt không thể thiếu đối với những người sống gần rừng đặc biệt là dân tộc thiểu số ít người

Bảng 2.10: Tỷ lệ hộ gia đình ở nông thôn sử dụng chất đốt chính để nấu ăn ở vùng MNPB năm 2006

Đơn vị: % Vùng Tỷ lệ hộ dùng ga Tỷ lệ hộ dùng điện Tỷ lệ hộ dùng than Tỷ lệ hộ dùng củi Chất đốt khác Toàn vùng 5,2 0.33 7,03 82,85 4,59 Đông Bắc 5,64 0.32 8,87 79,53 5,64 Tây Bắc 3,67 0,35 0,39 94,79 0,8

Nguồn: Tổng cục thống kê, Bộ NN&PTNT

Theo thống kê trên ta thấy, tỷ lệ hộ dùng củi để làm chất đốt ở miền núi phía Bắc chiếm đa số so với các chất đốt khác với 82,85%, trong đó Đông Bắc 79,53%, còn Tây Bắc chiếm tới 94,79%. Có thể nói việc sử dụng chất đốt của người dân ở miền núi phía Bắc phụ thuộc rất nhiều vào rừng. Ngoài ra, người dân còn kiếm được một khoản thu nhập nhỏ bằng tiền mặt hay bằng

hiện vật từ việc thu lượm củi. Trước kia việc bán củi cho miền xuôi còn phổ biến thì người dân ở đây cũng có một khoản thu nhập đáng kể từ việc bán củi. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, các chất đốt thay thế củi đã thông dụng với những người ở đồng bằng nên việc bán củi của đồng bào vùng cao chỉ diễn ra trong nội bộ vùng, hoặc với vùng lân cận.

Đối với gỗ

Đối với người dân ở MNPB nói riêng và người dân sống ở miền rừng núi nói chung, gỗ rừng cũng có vai trò quan trọng trong sinh hoạt và tạo thu nhập cho người dân. Để xây nhà, dựng chuồng trại ở miền núi thì vật liệu chính là gỗ cây. Tuy nhiên việc phụ thuộc thu nhập trực tiếp từ gỗ ở các đồng bào người sống gần rừng MNPB thể hiện không rõ rệt và không đáng kể. Vì chủ yếu các nguồn thu nhập mà gỗ tạo ra đều thuộc vào ngân sách của nhà nước. Kể cả việc người dân MNPB đã được giao đất rừng và rừng nhưng vẫn không có quyền khai thác gỗ để bán, hay quyền đó chưa rõ rệt do các bất cập từ chính sách hưởng lợi từ rừng mà Chính Phủ đã ban hành.

Theo kết quả của các cuộc điều tra nghiên cứu cho thấy, người dân có thu nhập từ gỗ là những người khai thác rừng bất hợp pháp. Những người chấp hành đúng quy định của nhà nước thì không có chút thu nhập nào từ rừng. Những nghiên cứu ở Bắc Kạn cho thấy, thu nhập từ khai thác gỗ bất hợp pháp khoảng 100.000 đồng/ngày/người, trong khi thu nhập tư các nguồn khác chỉ có 20.000 – 30.000 đồng/ngày/người.

Về việc làm

Trong giai đoạn hiện nay, có rất nhiều dự án, chương trình phục hồi, bảo vệ rừng, cải thiện sinh kế của người dân, và các mô hình sản xuất, chế biến lâm sản xuất hiện ngày càng nhiều, đã thu hút nhiều lao động từ các hô sống gần rừng MNPB, từ đó đã tạo thêm được một khoản thu nhập cho người dân

ở đây. Tuy nhiên việc tạo ra thu nhập từ sản xuất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập. Nên việc thống kê việc làm trong ngành lâm nghiệp, hay trong việc sản xuất chế biến lâm sản gặp nhiều khó khăn.

Theo thống kê sơ bộ về số hộ tham gia dự án Trồng 5 triệu ha rừng và số lao động tham gia chế biến gỗ trong các cơ sở chế biến gỗ có công suất chế biến từ 200 m3 gỗ tròn/ năm trở lên. Số liệu hạn chế chưa đầy đủ, nhưng với hai tiêu chí đó ta có thể đánh giá trong phạm vi hẹp ở hai lĩnh vực đó. Qua cơ cấu lao động tham gia trong hai lĩnh vực trên, nhận thấy người dân ở MNPB đã hưởng ứng tham gia đông đảo trong công tác trồng rừng với tỷ lệ 44,76% so với cả nước. Tuy nhiên lại hạn chế trong việc tham gia chế biến gỗ. Một lý do có thể giải thích được tại sao người dân MNPB lại tham gia ít vào chế biến gỗ (đối cới cơ sở chế biến có công suất chế biến trên 200 m3 gỗ tròn / năm) đó là vì trình độ lao động của người dân thấp chủ yếu chưa qua đào tạo, mà những lao động tham gia chế biến gỗ ít nhiều cũng phải có tay nghề, trình độ.

Bảng 2.11 : Số hộ dân tham gia Dự án Trồng mới 5 triệu ha rừng và số lao động tham gia chế biến gỗ ở MNPB năm 2005

Vùng, miền Dự án Trồng mới 5 triệu ha rừng Chế biến gỗ Tổng số (hộ) % so với cả nước Tổng số (người) % so với cả nước Cả nước 389.520 100% 250.340 100% MNPB 174.347 44,76% 5.252 2,1% Đông Bắc 156.132 40,08% 4.540 1,81% Tây Bắc 18.215 4,68% 712 0,28%

Nguồn: Cục Lâm nghiệp và Cục Chế biến nông lâm sản và nghề muối

Ngoài ra người dân ở MNPB còn tham gia trong các làng nghề thủ công mỹ nghệ với vai trò là lao động chính hoặc là người làm thuê theo thời vụ, tham gia lao động làm thuê cho các cơ sở chế biến gỗ với công suất nhỏ và chế biến LSNG. Bên cạnh đó người dân ở đây còn nhận khoán bảo vệ rừng, tuy nhiên hiện nay tiền khoán bảo vệ rừng của nhà nước được cho là quá thấp, không đảm bảo cho công tác của người nhận bảo vệ rừng.

Một phần của tài liệu Ngăn chặn nạn phá rừng để giải quyết vấn đề nghèo đói do suy thoái rừng gây ra các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam (Trang 34 - 39)