Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (dự án 661)

Một phần của tài liệu Ngăn chặn nạn phá rừng để giải quyết vấn đề nghèo đói do suy thoái rừng gây ra các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam (Trang 44 - 47)

 Mục tiêu chính của dự án:

- Đẩy mạnh trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc

- Tạo ra vùng nguyên liệu gắn với sự phát triển của công nghiệp chế biến lâm sản.

- Tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho dân cư, góp phần thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống dân cư.

 Nội dung chủ yếu của dụ án:

- Trồng 2 triệu ha rừng phòng hộ, đặc dụng. - Trồng 3 triệu ha rừng sản xuất.

Những thành tựu đạt được từ Dự án

Có thể nhận thấy sau hơn 10 năm thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng đã đem lại kết quả rõ rệt cho các tỉnh miền núi phía Bắc. Dự án có vai trò quan trọng trong việc tăng độ che phủ rừng ở các tỉnh miền núi phía Bắc trong giai đoạn 2000 – 2008.

Bảng 2.14 : Độ che phủ của rừng ở MNPB trong giai đoạn 2000 – 2007

Đơn vị: %

Năm 2000 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Độ che

phủ rừng 31,3 38,8 41,2 42,6 43,9 46 47,6

Song song với tốc độ che phủ tăng lên thì đời sống của nhiều người dân ở các tỉnh MNPB cũng được cải thiện. Thể hiện ở việc dự án đã tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người dân địa phương, trước kia ở nhiều làng bản người dân chỉ có thể vào rừng săn bắn, thu hái lâm sản để đảm bảo sinh kế cho bản thân và gia đình, nhưng khi có dự án Trồng mới 5 triệu ha rừng, thì bà con đã có việc làm ở các vườn ươm, hoặc tham gia trồng rừng trực tiếp ở ngoài thực địa. Tính đến năm 2005, dự án này cũng thu hút được nhiều lao động tại các địa phương. Theo Bảng 11- Số hộ tham gia dự án Trồng mới 5 triệu ha rừng, ta thấy MNPB là vùng có số hộ tham gia vào dự án nhiều nhất cả nước. Tuy con số này chỉ phản ánh quy mô của dự án, nhưng nó cũng nói lên được phần nào việc giải quyết lao động thừa, không có việc làm ở các địa phương này. Các hộ tham gia hoạt động trồng rừng theo dự án này có thể được nhận vốn theo giao khoán để trồng rừng, hoặc tham gia trồng rừng theo nguồn vốn của dự án.

Hộp 2.5 : Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng thành công ở Thanh Sơn – Phú Thọ

Trước đây, rừng Thanh Sơn bị tàn phá nghiêm trọng, độ che phủ rừng chỉ còn 24% diện tích với vài ngàn ha trồng rừng. Nhưng sau những năm thực hiện dự án, đến nay Thanh Sơn đã có độ che phủ rừng đạt 58% diện tích, với 54.000 ha rừng tự nhiên khoanh nuôi, bảo vệ và 24.000 ha rừng trồng.

tộc thiểu số cũng được nâng lên đáng kể. Dự án đã giảm được nạn đốt phá rừng, tạo công ăn việc làm cho hơn 3000 lao động địa phương, chủ yếu là các hộ thuộc xã đặc biệt khó khăn. Nhờ việc trồng rừng mà ngay cả người H’Mông ở xã Mỹ Á, xã Thu Cúc cũng đã sắm được máy khâu, xe máy, máy tuất kuas cùng nhiều đồ gia dụng có giá trị khác.

Nguồn: Bản tin dự án trồng mới 5 triệu ha rừng

Ngoài việc tạo thêm thu nhập cho những hộ gia đình ở các tỉnh MNPB và trồng thêm nhiều diện tích rừng mới thì dự án này còn góp phần làm giảm sức ép của người dân vào tài nguyên rừng. Vì với việc tham gia gia hoạt động trồng rừng thì người dân không còn nhiều thời gian cho việc đi săn bắt, thu hái lâm sản nữa. Mặt khác do có thêm thu nhập từ hoạt động đó, nên nhu cầu về các sản phẩm của rừng cũng giảm so với trước kia chưa có việc làm

Những hạn chế cần phải khắc phục của dự án ở các tỉnh MNPB

- Hiện nay, nhiều địa phương ở MNPB việc quy hoạch 3 loại rừng: rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và xây dựng dự án còn chậm. Như ở Lào Cai, có địa phương vẫn chưa phân được mốc giới giữa 3 loại rừng này.

- Công tác trồng và chăm sóc rừng phòng hộ hàng năm thường không đạt chỉ tiêu chất lượng còn thấp hơn so với rừng sản xuất. Một lý do có thể thấy ngay ở đây là có thể thu lợi được từ rừng sản xuất vì có thị trường tiêu thụ tốt, nên các tổ chức và cá nhân thường tập trung vào rừng sản xuất nhiều hơn rừng phòng hộ.

- Đời sống của người dân trồng và được khoán bảo vệ rừng phòng hộ còn nhiều khó khăn do thu nhập từ rừng thấp.

Những nguyên nhân của hạn chế

- Vốn đầu tư cho trồng rừng còn thấp, nên không có khả năng thâm canh cao.

- Chính sách hưởng lợi chưa có sức thuyết phục đối với người thực thi dự án, mà chủ yếu là những hộ nghèo ở miền núi

- Hiện vẫn còn nhiều người trong vùng chưa hiểu hết mục đích, nội dung của dự án do công tác tuyên truyền, thực hiện chính sách hưởng lợi và nhân rọng các mô hình tiên tiến trong quá trình thực hiện dự án chưa được quan tâm đúng mức.

- Chưa giải quyết tốt khâu chế biến tiêu thụ sản phẩm rừng trồng. Các nhà máy chế biến hoạt động chưa hiệu quả, giá thành cao. Mặc dù nhà nước đã phá rào cản khai thác với lưu thông, tiêu thụ gỗ rừng trồng, nhưng ở một số địa phương của MNPB vẫn gây khó khăn trong tiến trình này.

- Nghiên cứu khoa học còn chậm so với yêu cầu của sản xuất, chưa tạo được bước đột phá nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng.

- Chưa thu hút được vốn đầu tư từ bên ngoài cả trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Ngăn chặn nạn phá rừng để giải quyết vấn đề nghèo đói do suy thoái rừng gây ra các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w