Mặc dù đã có chính sách hỗ trợ của Chính phủ về chương trình định canh định cư, nhưng theo thói quen trong sản xuất, trong sinh hoạt, những dân tộc thiểu số ít người có tập quán DCDC ở MNPB, bước đầu vẫn chưa thích nghi với cuộc sống mới, nên tình trạng khai thác và tàn phá rừng vẫn diễn ra gây nên hiện tượng suy thoái rừng làm giảm tính đa dạng sinh học của rừng và kết quả là tạo nên một vùng đất trống đồi núi trọc không phải nhỏ. Điển hình như những tộc người Thái, người Mông, người Dao….
Ở MNPB, có hai nhóm du canh chủ yếu là du canh truyền thống và du canh không du cư. Trong đó du canh truyền thống là du canh gắn liền với du
cư, khi di chuyển vị trí nương rẫy người dân di chuyển cả nhà ở. Đây là phương thức canh tác lạc hậu thường gặp ở các dân tộc H’Mông, Dao. Còn du canh không du cư nghĩa là nơi trồng trọt thay đổi còn nhà ở cố định. Phần lớn cũng là những dân tộc ít người sống ở các làng bản.
Trước kia, du canh không làm tổn hại đến đất rừng vì thời gian bỏ hóa rất dài từ 10 đến 15 năm, đủ để có thể phục hồi lại được độ phì của đất rừng đã mất do xói mòn và canh tác nông nghiệp nhờ cây rừng thứ sinh mọc lên nhanh chóng trên diện tích đó. Nhưng trong giai đoạn gần đây, với sức ép dân số dẫn đến tình trạng thiếu đất canh tác sản xuất nên thời gian bỏ hóa đất bị rút ngắn đi rất nhiều, việc canh tác liên tục với sự trả lại cho đất rất ít, thêm vào đó khi mùa mưa nhiệt đới đến đã làm suy giảm độ phì của đất, kéo theo năng suất cây trồng giảm. Như vậy lại phải phát quang nhiều diện tích rừng hơn để bù đắp sản lượng lương thực bị giảm, dẫn đến vòng quay đất nghỉ lại càng ngắn hơn. Cứ như vậy, người dân DCDC ở đây không thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn.hi đó rừng lại càng bị chặt phá nhiều hơn.
Hộp 2.2 :Truyền thống DCDC của người Mông ở Đồng Văn - Hà Giang
Cũng nhiều dân tộc thiểu số, người Mông có truyền thống DCDC, canh tác theo lối “phát – đốt – trọc – tỉa”. Họ đốt rừng làm nương sau vài vụ thu hoạch đất đai bị bạc màu họ lại bỏ đi làm chỗ khác. Những nghiên cứu về tác hại của việc phá rừng làm nương cho thấy: khi phát đi một ha rừng ở độ dốc 20 độ để làm nương, sau một vụ thu hoạch được một tạ lúa nhưng đã làm mất đi một ha rừng với số lượng gỗ tới 20 – 30 m3 và sau một mùa làm trôi đi 100 tấn đất mặt màu mỡ. Như vậy tập quán DCDC của đồng bào dân tộc thiểu số trong đó có người Mông đã tàn phá mạnh mẽ môi trường tự nhiên, trong đó có tài nguyên rừng và làm đất bị suy thoái, bạc màu.
Nguồn: Đoàn Thị Kiều Vân - Ủy ban dân tộc và Miền núi