CHI PHÍ SẢN XUẤT.

Một phần của tài liệu Hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Nông sản Bắc Ninh hiện nay. Thực trạng và giải pháp (Trang 53 - 56)

III. NHỮNG HẠN CHẾ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY.

3.CHI PHÍ SẢN XUẤT.

Còn những thiệt hại về giá cả làm cho lợi nhuận chưa thoả đáng.

- Về chi phí sản xuất: Số liệu tổng quát; Chi phí sản xuất thức ăn chăn nuôi cho thấy:

2005 2006

Nguyên liệu chiếm 90,2% năm 2005 và 90,5% năm 2006.

Qua số liệu trên chi phí để sản xuấ sản phẩm thức ăn chăn nuôi còn cao. Tỉ trọng giá tành trên doanh thu rất lớn. Trong đó nguyên vật liệu có tỉ trọng cao nhất, biết rằng: Chi phí nguyên liệu = mức tiêu hao x đơn giá.

Trong số vật liệu sử dụng gồm hàng trăm chủng loại, nhiều nguyên liệu được nhập ngoại rất lệ thuộc vào thị trường quốc tế và giá rất đắt. Chỉ sơ suất một chút là biến động nguyên liệu có tác động ngay đến công ty. Mặc dù đã chú ý, song do hạn chế về thông tin như mùa vụ sản xuất của các nước, mức tiêu dùng ra sao, thời gian thu hoạch, tình hình dự trữ, khó khăn trong quá trình vận chuyển từ nước ngoài về đến doanh nghiệp…

Do nguyên liệu nhập theo đợt nên tổng số tiền rất lớn vì vậy phải xác định khối lượng nguyên liệu nhập với số lượng tiền vay và lãi suất phải trả để có giá vốn nguyên liệu thấp nhất. Đây là việc mà phòng XNK - vật tư, phòng tài vụ phải phối hợp chặt chẽ, tuy nhiên vẫn còn những sai sót dẫn đến hiệu quả kinh tế chưa cao cụ thể là nhập qua nhiều, nguyên liệu giảm chất lượng, tiền vay phải trả lãi cao.

Chi phí về nguyên liệu, động lực, tuy tỉ trọng chiếm trong các yếu tố chi phí không lớn nhưng muốn có hiệu quả nhất vẫn phải quan tâm. Thực tế ở công ty đã có những trường hợp còn lãng phí, thiếu cải tiến trong đó biểu hiện:

- Chi phí sử dụng năng lượng, động lực chậm cảu tiến như: thay thế một số khâu dùng điện bằng than, định mức chi dùng điện cho 1 tấn thành phẩm còn cao, việc tận dụng khí BIOGA phát điện, tạo năng lượng chưa làm được, sử dụng điện năng cho khâu quản lý vẫn còn nhiều lãng phí. Chi phí xăng dầu cho xe ô tô cao cả về định mức hao phí cho 100km xe lăn bánh và chưa khống chế được mức xăng dầu cho một đầu xe gắn với chất lượng công tác.

- Chi phí tiền lương, tiền công còn cao so với năng suất lao động tương ứng, chủ trương của công ty là phấn đấu tăng không ngừng tiền công tiền lương nhưng phải khống chế tổng quỹ lương cho phép tính theo tỷ trọng trên doanh thu. Vì thế khi xác định tiền lương công ty phải kết hợp các căn cứ:

+ Tỉ trọng tiền lương trên doanh thu

+ Tính hợp lý quỹ tiền lương với cổ tức của cổ đông. + Tính hợp lý giữa các đơn vị trong toàn công ty.

+ Áp dụng khung tiền lương trong đơn vị doanh nghiệp.

Hiện tại tuy đã có phương án trả lương khá khoa học nhưng chi tiết cho từng thành viên trong côn gty cong bộc lộ những bất hợp lý, vấn đề này cso lúc đã gây bức xúc trong công ty và chưa kích thích người lao động hăng hái nhiệt tình trong công việc.

Năm 2004 - 2005 đều đã xảy ra các trường hợp với các thiệt hại về nguyên liệu đó là:

- Nhập sai chủng loại như: Nhập nguyên liệu lẽ ra chỉ sản xuất cho đàn gia súc ( Trâu, bò, cừu, ngựa ) trên 1500tấn khô dừa, nguyên liệu này không thể sử dụng cho chế biến thức ăn cho lợn, gà.. CÀng không thể phối hợp trộn vì làm giảm chất lượng sản phẩm. do đó, phải huỷ bỏ thiệt hại trên 1 tỷ đồng.

- Nhập nguyên liệu chưa dảm bảo chất lượng như nguyên liệu bị ẩm, độ ẩm qua lớn so với qui định, với khối lượng lớn xấp xỉ 10.000 tấn (năm 2005) dẫn đến phải huy động bộ máy của doanh nghiệp tập trung vào phơi, sấy, cào, đảo suốt 15 ngày, chi phí cao chất lượng lại thấp tổng thiệt hại trên 2 tỷ dồng.

- Nhập nguyên liệu quá nhiều so với mức cần sử dụng, có loại nhập vào phải sử dụng 5 năm mới hết và bị thiệt hại đọng vốn.

- Nhập thiếu những vật liệu cần có đặc biệt là các loại nguyên liệu vi khoáng làm cho các công thức chế biến bị phá vỡ, chất lượng sản phẩm giảm và không ổn định.

Trong năm 2005 - 2006 tổng thiệt hại về giá cả nguyên vật liệu lên đến 7 - 8 tỷ đồng. Về mức tiêu hao nguyên liệu: Hầu hết nguyên liệi chỉ qua chế biến cơ học. Tiêu hao qua các phản ứng hoá không xảy ra, vẫn tồn tại tình trạng lãng phí mà biểu hịên là: mức bốc bay, rơi vãi cao hơn mức cho phépb. Khâu bảo quản nguyên liệu còn tình trạng vi phạm qui định, tuy không nhiều nhưng số nguyên liệu bị bỏ không sử dụng của từng thời kỳ xuất hiện ở kho, ở dây chuyền sản xuất đã giảm hiệu quả chung.

Về giá cả: bình quân của giá cả nguyên liệu: mặc dù đã có gắng song do hạn chế thông tin và do cạnh tranh nên khả năng giảm chi phí vật liệu vẫn còn. Thực tế cho thấy khi đánh giá hiệu quả phấn đấu giảm giá vật liệu có 2 vấn đề lớn.

Thứ nhất: Không khéo lựa chọn giá vật liệu thấp: Vấn đề này đòi hỏi

phòng vật tư phải lập phương án thu mua, cân nhắc vật liệu trong ngoài nước, xác định tỉ giá hối đoái.

Thức hai: Áp dụng phương thức vận chuyên có lợi nhất, rẻ, nhanh nhất

đưa vật liệu về công ty.

Về chi phí quản lý: Thực tế cho thấy chi phí quản lý của công ty là thấp. Do được kiểm tra thường xuyên và khá chặt chẽ nên yếu tố này có thể chấp nhận được, vấn đề là bộ máy quản lý phải nhanh nhậy, đều tay và có hiệu quả để thức đẩy bộ máy toàn công ty hoạt động nhịp nhàng, phải phục vụ tối đa cho sản xuất và có những quyết đoán tránh thiệt hại.

Một phần của tài liệu Hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Nông sản Bắc Ninh hiện nay. Thực trạng và giải pháp (Trang 53 - 56)