ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ MỞ RỘNG SẢN XUẤT.

Một phần của tài liệu Hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Nông sản Bắc Ninh hiện nay. Thực trạng và giải pháp (Trang 56 - 58)

III. NHỮNG HẠN CHẾ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY.

4.ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ MỞ RỘNG SẢN XUẤT.

Đầu tư xây dựng cơ bản, mở rộng sản xuất nhiều, hiệu quả chưa tương xứng, nợ đầu tư luôn luôn cao gây căng thẳng về thanh toán. Chủ trương đầu tư nhiều lĩnh vực trong điều kiện khả năng chưa bao quát hết. Đó là:

- Hoạt động của xí nghiệp đầu tư xây dựng: Thực chất công ty có rất nhiều yêu cầu xây dựng đầu tư cơ bản như: Xây dựng văn phòng, xây dựng các nhà máy mới, kho tàng, bến bãi nhưng bản thân xí nghiệp không đủ năng lực trên tất cả các mặt. Số lượng CBCNV lúc ít (10 người) thiếu cán bộ xây dựng, kỹ thuật, thiếu máy móc thiết bị đồng bộ, thiếu vốn và bộ máy quản lý yếu. Trong một thời gian xí nghiệp không có việc làm phải chạy vạy ăn dong, công ty phải chi hỗ trợ về lãi suất tiền vay và khấu hao máy móc.

- Hoạt động của cửa hàng xăng dầu: Trên danh nghĩa là khoán cho cửa hàng, nhưng thực chất còn mang tính chất khoán trắng. Hầu hết các nội dung như doanh thu chi phí hiệu quả chưa được quản lý chặt chẽ do vậy từ khi thành lập đến nay chưa có đóng góp cho công ty mặc dù cửa hàng được đóng trên địa bàn thuận lợi và có điều kiện kinh doanh tốt.

- hoạt động liên doanh, liên kết. Mục đích liên doanh để tận dụng lợi thế khép kin nhưng việc bỏ vốn sớm từ khi doanh nghiệp cần liên kết chưa đi vào sản xuất còn đang xây dựng dễ dẫn đến đọng vốn và kém hiệu quả. Dù sao đây cũng là hoạt độgn mang tính chất thử nghiệm.

- Hoạt động đầu tư cảng sông, đầu tư bất động sản, đầu tư dịch vụ thương mại ít nhiều có ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả kinh tế của toàn công ty. Đây là các lĩnh vực không thuộc thế mạnh của công ty, Do đó, rủi ro rất rễ xảy ra nếu thiếu các điều chỉnh cần thiết. Đáng chú ý là việc đầu tư mang tính dồn dập thiếu dứt điểm, tổng giá trị dở dang xấp xỉ 200tỉ.

Công ty chậm tổng kết và đúc rút các kinh nghiệm trong quản lý, sản xuất để thức đẩy hoạt động có hiệu quả. Có thể nói, suốt chiều dài thời gian, hạot động trên nhiều lĩnh vực trong đó trọng tâm là sản xuất thức ăn chăn nuôi. Công ty chậm thay đổi hệ thống định mức, chậm cải tiến chất lượng sản phẩm và các mặt quản lý khác. Đây là thiếu sót nhưng cũng chính là tiềm năng cần khắc phục để nâng cao hiệu quả kinh tế của công ty. Công ty cần có kế hoạch cụ thể để khắc phục tình trạng này.

Một phần của tài liệu Hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Nông sản Bắc Ninh hiện nay. Thực trạng và giải pháp (Trang 56 - 58)