GIẢI PHÁP VỀ THỊ TRƯỜNG.

Một phần của tài liệu Hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Nông sản Bắc Ninh hiện nay. Thực trạng và giải pháp (Trang 76 - 78)

II. NHÓM CÁC GIẢI PHÁP TỪ CHỦ QUAN CỦA CÔNG TY.

9. GIẢI PHÁP VỀ THỊ TRƯỜNG.

Có 2 vấn đề lớn: thị trường nước ngoài chủ yếu là mua nguyên liẹu, nhập hóa chất, nhập giống cơ bản như đã trình bày ở trên. Còn lại là vấn đề tieu thụ sản phẩm trong nước.

Cho đến nay, thị trường của công ty có rộng nhưng chưa sâu. Vẫn còn nhiều khả năng mở rộng nhưng quan trọng hơnlà nâng cao kết quả hoạt động của thị trường, giữ vững thị trường, muốn vậy công ty phải thực hiện:

Một là: Đa dạng hoá sản phẩm, giữ vững chất lượng sản phẩm.

Hai là: Tăng cường quảng bá sản phẩm, xây dựng mô hình hội thảo… đưa sản phẩm của công ty đến với các co sở mới. Việc mở rộng thị trường đòi hỏi bộ máy marketing khôn ngoan trung thực.

Ba là: Hết sức coi trọng việc chăm sóc khách hàng, không được để tồn đọng bất kỳ đòi hỏi hợp lý nào của khách hàng, phải chia sẽ khó khăn cho người chăn nuôi. Áp dụng khả năng hỗ trợ cho người mới chăn nuôi, phải theo sát vật nuôi trong suốt quá trình cung cấp vật nuôi và thức ăn chăn nuôi trong đó theo dõi sát diễn biến hiệu quả sử dụng thức ăn chăn nuôi với tăng trọng đàn vật nuôi.

Bốn là: Với thị trường mở, hoạt động thị trường phải đa dạng. Không thể chỉ quan niệm thị trường là việc mua bán hàng thuần tuý mà thị trường đã có vai trò to lớn hơn cả về kinh tế và xã hội. Chính từ các bộ phận theo dõi thị trường công ty tiếp nhận được nhiều thông tin về kinh tế vùng, về mùa màng nông nghiệp điều này giúp công ty có nhiều dự báo tốt để quyết định sáng suốt điều hành sản xuất. Từ thị trường sẽ nắm được diến biến giá cả từ đó có biện pháp thay đổi cho phù hợp.

10.GIẢI PHÁP VỀ TĂNG CƯỜNG THANH TRA KIỂM TRA MỌI HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY.

Với nhiều hoạt động địa bàn rộng, đối tượng giao dịch nhiều, kết quả cuối cùng là hiệu quả kinh tế phải cao. Muốn vậy, việc đề ra các giải pháp là quan trọng nhưng chưa đủ mà phải tăng cường thanh tra, kiểm tra cả quá trình sản xuất. Mục đích của thanh tra, kỉêm tra là đôn đốc thực hiện tốt mọi qui định, ngăn ngừa phát hiện và sử lý kịp thời mọi vi phạm. Công ty đặt ra đồng bộ công tác này gồm:

- Hoạt động kiểm tra là một hoạt động thường xuyên của mọi người, mọi tổ chức. Căn cứ để kiểm tra là sự so sánh các hành vi các chỉ số, các kết quả, các qui trình, giữa thực hiện với qui định, giữa thực tế với pháp chế. Việc kiểm tra được thực hiện tại chỗ, được thực hiện chủ yếu là tự làm do thủ trưởng các đơn vị trực tiếp bố trí. Hiệu quả tích cực của công tác kỉêm tra là tính kịp thời, sát hợp, nhẹ nhàng, liên tục, hạn chế những vi phạm lớn.

Hoạt động thanh tra, công tác này được thực hiện qua một tổ chức chuyên ngành hoặc ban kiểm soát công ty. Chẳng hạn phòng tài vụ thanh tra việc chấp hành thể chế tài chính trong công ty ở tất cả các khâu liên quan đến sử dụng nguồn lực tài chính; thanh tra việc chấp hành các định mức tiêu hao…

Ban kiểm soát công ty thực hành việc kiểm soát mọi hoạt động của toàn công ty bao gồm các hoạt động của HĐQT, ban lãnh đạo, các cơ sở sản xuất trực tiếp, các phòng ban gián tiếp. Căn cứ để kiểm soát là pháp luật tài chính chung, đièu lệ công ty, các quy chế do công ty ban hành, các nghị quyết của đại hội cổ đông…

Công tác thanh tra. kiểm tra được thực hiện bằng hai phương pháp:

- Định kỳ theo kế hoạch, theo chuyên đề; Phương pháp này được kế hoạch ngay từ đầu kỳ kế hoạch, tập trung vào các khâu trọng yếu các vị trí tiêu dùng

- Đột xuất: Dựa theo yêu cầu của cổ đông hoặc của lãnh đạo công ty, các đơn thư tố cáo của cổ đông…theo đó sự bố trí lực lượng, chon đơn vị thựchiện thanh tra kiểm soát.

Dù thanh tra kiểm soát thường xuyên hay đột xuất đều có nhiệm vụ quan trọng là phát hiện sai sót, tìm ra nguyên nhân và xử lý nghiêm khắc trước hết là thu hồi, khắc phục hậu quả, tránh mất mát tài sản của công ty. Ngoài 2 nội dung thanh tra và kiểm tra công ty phải tăng cường hoạt động kiểm toán. Các đơn vị kiểm toán được lựa chọn là các đơn vị có đủ đièu kiện hành nghề có uy tín quốc gia. Nội dung kiểm toán là hậu kiểm trong đó quan trọng nhất là định kỳ kiểm toán các báo cáo tổng hợp và các kết quả tài chính của toàn công ty, ngoài ra còn cần kiểm toán các công trình đầu tư xây dưụng cơ bản, kiểm toán các lô hàng mua bán lớn.

Một phần của tài liệu Hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Nông sản Bắc Ninh hiện nay. Thực trạng và giải pháp (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w