Hạn chế của hoạt độngcho vay mua ôtô tại VPBank – chi nhánh Hà Nộ

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay mua ô tô tại VPBANK - chi nhánh Hà Nội (Trang 47 - 49)

- Xe đã qua sử dụng do các bên liên doanhsanr xuất ôtô trong nước bán ra và

7 Công ty toyota Hoàn Kiếm 8Công ty Toyota Mĩ Đình

2.2.3.3. Hạn chế của hoạt độngcho vay mua ôtô tại VPBank – chi nhánh Hà Nộ

Hà Nội

Thứ nhất, mặc dù quy mô cho vay mua ô tô của VPBank - Chi nhánh

Hà Nội năm sau cao hơn năm trước và chiếm ưu thế trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh, nhưng nếu so sánh với nhu cầu thị trường thì còn quá nhỏ với tiềm năng có thể thu hút được.

Thứ hai, Thời hạn giải quyết một khoản vay, từ khi tiếp xúc khách hàng đến khi giải ngân còn khá dài so với các ngân hàng khác (như EximBank với sản phẩm cho vay trong 24 giờ). Trong khi các ngân hàng cạnh tranh đưa ra các dịch vụ tương tự với chất lượng cao hơn (rút ngắn thời gian, thủ tục) thì chất lượng dịch vụ của VPBank - Chi nhánh Hoàn Kiếm hầu như chưa thay đổi nhiều để tăng tính cạnh tranh

Thứ ba, VPBank vẫn chưa triển khai phương thức cho vay gián tiếp

thông qua đại lý bán xe. Trong phương thức cho vay trực tiếp đối với người mua, đại lý chỉ đóng vai trò trung gian cung cấp xe cho kháh hàng. Trong phương thức cho vay gián tiếp thông qua đại lý,đại lý bán xe tham gia trực tiếp vào qua trình cho vay của NH, Đại lý chịu trách nhiệm thu tiền của người mua và nộp lại caho NH. Như vậy, phương thức cho vay thông qua đại lý sẽ

góp phần giảm chi phí và thời gian chop NH, ngoài ra còn làm tăng trách nhiệm của đại lý trong việc cung ứng xe và giám sát các khoản vay

Thứ tư, Chưa có sự hợp tác với công ty bảo hiểm. đây là một sự cân thiết vì nó góp phần làm cho NH giảm thiểu rủi ro, đồng thời sẽ thu hút được khách hàng đến với NH nhiều hơn do sẽ tiết kiệm được chi phí mua bảo hiểm.

Cuối cùng, thực tế hoạt động cho vay trả góp mua ô tô cho thấy còn tồn

tại một số kẽ hở trong quy trình nghiệp vụ của ngân hàng cũng như trong quy trình bán xe của các đơn vị kinh doanh ô tô, dẫn đến phát sinh trường hợp khách hàng xấu lợi dụng những kẽ hở đó để lừa đảo, gây rủi ro cho ngân hàng.

Những kẽ hở có thể bị kẻ xấu lợi dụng là:

Việc giải ngân theo giấy hẹn lấy đăng ký xe của cơ quan công an: có trường hợp ngân hàng đã giải ngân theo giấy hẹn và giữ giấy hẹn lấy đăng ký xe nhưng chủ xe lại báo mất giấy hẹn với cơ quan công an và vẫn lấy được Đăng ký xe, sau đó đem thế chấp hoặc bán xe cho người khác. Mặt khác, bản thân tờ “Giấy hẹn” do công an cấp có nội dung rất sơ sài, rất dễ bị làm giả, nếu không trực tiếp nhận từ công an sẽ khó biết là thật hay giả.

Việc định giá ô tô mới mà không kiểm tra thực tế: Nhân viên tín dụng do chủ quan nên chỉ căn cứ vào Đăng ký xe và hợp đồng mua xe để định giá mà không kiểm tra thực tế. Điều này dẫn đến tình trạng là chiếc xe đã bị đem thế chấp ở nơi khác, bằng cách nào đó chủ xe mượn lại được Đăng ký xe xuất trình với NH để thế chấp vay tiếp.

Thủ tục kiểm tra giấy tờ tuỳ thân của khách hàng không kỹ: có trường hợp vợ (hoặc chồng) là đồng sở hữu của bên vay khi đến ký hợp đồng thế chấp đã xuất trình Chứng minh nhân dân (CMND) quá cũ, hết thời hạn lưu hành và không thể nhận diện được người cầm CMND có đúng là người trong ảnh hay không, nhưng nhân viên ngân hàng vẫn chấp nhận cho ký. Sau khi kiểm tra

thì công an mới xác định được người ký đó là giả danh, không phải người có tên trong CMND.

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay mua ô tô tại VPBANK - chi nhánh Hà Nội (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w