- Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta phải không ngừng đương
3.2.3. Các ngân hàng cần có sự hỗ trợ nhiều hơn từ phía Ngân hàng Nhà nước
nguyên chiếc và từ các liên doanh sản xuất ô tô trong nước. Hiện tại đang tồn tại một bất cập là giá ô tô ở nước ta vào loại cao nhất thế giới, gấp 2 – 3 lần so với các nước trong khu vực (ví dụ như một chiếc Toyota Vios 1.6 ở Việt Nam có giá là 27.800 USD, còn ở Phillippines giá Vios 1.3 là 9.800 USD). Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là do chính sách bảo hộ đối với ôtô sản xuất trong nước trong một thời gian khá dài (từ năm 1999 đến nay) bằng cả thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng. Giá ô tô cao khiến cho một bộ phận không nhỏ thuộc tầng lớp trung lưu phải từ bỏ ý định mua ô tô - một nhu cầu chính đáng của họ.
Vì vậy, chính phủ cần xem xét giảm thuế nhập khẩu, giảm bớt sự bảo hộ đối với ô tô sản xuất trong nước, đồng thời xây dựng chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt theo một lộ trình thích hợp hơn. Khi đó giá ô tô nhập khẩu sẽ giảm, các nhà sản xuất ô tô trong nước không thể dựa vào lý do “thuế tăng” để tăng giá bán ô tô trong nước, mà họ phải gia tăng đầu tư, cắt giảm chi phí để có thể cạnh tranh được với xe nhập khẩu. Và kết quả tất yếu của sự giảm giá đó là nhu cầu mua ô tô của người dân sẽ tăng lên. Đó chính là yếu tố quyết định để hoạt động cho vay mua ô tô của các ngân hàng thương mại có thể được mở rộng mạnh mẽ.
3.2.3. Các ngân hàng cần có sự hỗ trợ nhiều hơn từ phía Ngân hàng Nhà nước nước
Trong thời gian tới, với vai trò giám sát, hỗ trợ và quản lý các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện các văn bản pháp quy, tạo nền tảng vững chắc cho sự mở rộng hoạt động cho vay mua ô tô của các ngân hàng thương mại. Ngoài những văn bản hướng dẫn và chỉ đạo cụ thể các ngân hàng trong việc triển khai hoạt động, Ngân hàng Nhà nước cũng cần có những văn bản hỗ trợ, khuyến khích đối với hoạt động cho vay này, tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng và đầy đủ, đồng thời tăng khả
năng tự chủ cho các ngân hàng thương mại. Để thực hiện được điều này, Ngân hàng Nhà nước nên thường xuyên tổ chức các khoá học và những buổi hội thảo để lắng nghe ý kiến đóng góp của các ngân hàng về những văn bản chính sách mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra, để từ đó hoàn thiện hơn những văn bản, chính sách này cho phù hợp với thực tế hoạt động của các ngân hàng thương mại.
Mặt khác, nhu cầu thông tin về khách hàng của các ngân hàng thương mại là rất lớn và nó có ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định cho vay của các ngân hàng. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có Trung tâm thông tin
tín dụng (CIC) và trung tâm này hoạt động tương đối hiệu quả. Tuy nhiên
trung tâm chủ yếu cập nhập thông tin về các doanh nghiệp, còn thông tin về các cá nhân thì hầu như chưa có. Hơn nữa, những thông tin của trung tâm CIC chỉ dừng ở mức độ tham khảo cho mỗi ngân hàng thương mại. Hoạt động của trung tâm này được dựa trên việc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng báo cáo những món vay, qua đó sẽ đáp ứng nhu cầu thông tin cho các ngân hàng khác khi họ có nhu cầu. Trong thời gian tới đây, Ngân hàng Nhà nước cần phát triển và nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của trung tâm này, đồng thời cũng cần hoàn thiện hành lang pháp lý về thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin để phù hợp với sự phát triển nghiệp vụ của các ngân hàng.