- Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta phải không ngừng đương
3.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Cán bộ tín dụng của ngân hàng còn khá trẻ và ít kinh nghiệm do đó ngân hàng phải có kế hoạch đào tạo kiến thức và nghiệp vụ một cách có hệ thống và khoa học nhằm phát huy tối đa khả năng của nhân viên.
Nhằm thực hiện tốt chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của VPBank - Chi nhánh Hà Nội, trước hết ngân hàng cần phải lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác đào tạo, nhất là trong điều kiện đổi mới, hiện đại hoá công nghệ như hiện nay:
Tăng cường cử cán bộ, nhân viên ngân hàng tham gia các khoá học đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ cũng như các vấn đề thời sự trong ngành ngân hàng. Tổ chức giao lưu, học hỏi giữa nội bộ nhân viên để giúp mỗi người có được kiến thức về tất cả các hoạt động tại ngân hàng, đặc biệt là đối với nhân viên tín dụng. Thực hiện chế độ lương, thưởng hợp lý theo năng lực sẽ tạo động lực cho nhân viên nhiệt tình làm việc hơn.
Tăng cường kiến thức của cán bộ tín dụng về thị trường xe ô tô. Để thực hiện sản phẩm cho vay mua ô tô một cách nhanh chóng ngoài việc yêu cầu cán bộ tín dụng nắm rõ các quy trình thực hiện thì mỗi cán bộ tín dụng phải hiểu rõ về từng chủng loại xe ô tô, giá cả trên thị trường và các đại lý bán xe chủ yếu trên địa bàn. Vì vậy các ngân hàng nên cho các cán bộ tín dụng đi tìm hiểu về từng chủng loại xe, địa chỉ các nhà phân phối... Cũng như giới thiệu sản phẩm cho vay mua ô tô tới các hãng xe, thiết lập quan hệ với các đại lý bán xe từ đó tạo nên sự chủ động trong công việc cho cán bộ tín dụng.
Nhân viên tín dụng phải tích cực tìm kiếm khách hàng, không làm việc thụ động, nâng cao hiệu quả công việc bằng sự nhiệt tình, chăm chỉ trong công việc, học hỏi thêm kinh nghiệm và các kiến thức mới có liên quan đến công việc. Trong quá trình làm thủ tục cho vay, nhân viên tín dụng phải bám sát chặt chẽ vào qui trình nghiệp vụ, các thể lệ cho vay để hạn chế đến mức tối đa rủi ro tín dụng.