Định giá theo phương pháp so sánh các tỉ số:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phương pháp định giá doanh nghiệp trong mua bán & sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 25 - 28)

Thông thường phương pháp này áp dụng với các công ty khó xác định giá trị theo cách trực tiếp mà phải xác định thông qua các chỉ số tài chính và dựa vào việc so sánh với các công ty khác hoạt động trên cũng lĩnh vực có thể xác định giá trị một cách chính xác hơn. Các tỉ số thường được dùng nhiều nhất là:

Hệ số giá/ thu nhập (P/E):

Đây là tỉ số được sử dụng nhiều và phổ biến nhất. Tỉ số này được xác định theo công thức:

Trong đó:

P GTTT

GTTT: Giá trị thị trường (là thị giá của cổ phiếu thời điểm hiện tại). EPS : thu nhập trên một cổ phiếu:

EPS LNST CTCPUĐ

SCPĐLHTK

−= =

Với:

LNST: Lợi nhuận sau thuế

CTCPƯĐ: Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi

SCPĐLHTK: Số cổ phiếu đang lưu hành trong kỳ

Tùy theo từng thời điểm xác định EPS mà các giá trị P/E thu được khác nhau. P/E hiện tại = Thị giá/ EPS năm gần nhất.(Trailing P/E)

P/E kì vọng = Thị giá / EPS năm tới. (Leading P/E). P/E điều chỉnh = Thị giá / EPS 4 quý gần nhất.

Hệ số này cho biết nhà đầu tư đồng ý trả bao nhiêu tiền cho một đồng lợi nhuận mà công ty làm ra, có nghĩa là, khi mà thu nhập trên mỗi cổ phiếu là 1 đồng thì nhà đầu tư đồng ý mua cổ phiếu đó với giá bao nhiêu đồng. Khi biết được P/E của doanh nghiệp, muốn biết giá trị của doanh nghiệp ta chỉ cần nhân ngược lại với EPS và số lượng cổ phiếu đang lưu hành.

Tỉ số giá/ giá trị sổ sách(P/BV: Price / Book Value)

Tỉ số này được hiểu là giá trị thị trường của cổ phiếu trên giá trị sổ sách vốn cổ phần. Tỉ số P/E được ưa dùng nhưng lại gặp bất lợi nếu lợi nhuận của doanh nghiệp âm(vì khi đó đồng thời EPS cũng âm, việc sử dụng P/E không còn ý nghĩa), khi đó tỉ số P/B trở nên hữu dụng.

Giá trị sổ sách = Tổng tài sản - Tổng nợ. Hay nói cách khác, giá trị sổ sách chính là giá trị vốn chủ sở hữu.

Thường thì khi giá trị của tỉ số này càng tiến đến gần 1 càng tốt vì khi đó thị trường đang đánh giá giá trị cổ phiếu sát với giá trị vốn có của nó, tuy nhiên, cũng có những trường hợp gây nhầm lẫn như doanh nghiệp sử dụng nợ quá nhiều và giá trị cổ phiếu đang thấp nhưng cũng tiến đến gần giá trị 1…Khi sử dụng hệ số P/B, người sử dụng cần lưu ý đặc biệt đến các đặc thù về ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp, chẳng hạn hệ số này đặc biệt sử dụng phù hợp với các ngành dịch vụ vì đối với các doanh nghiệp loại này thì giá trị sổ sách tương đối sát với giá trị thị trường.

Giá trị sổ sách thường ổn định hơn EPS nên khi có sự đột biến về EPS thì hệ số này được sử dụng nhiều hơn và mang lại kết luận chính xác hơn.

Tỉ số giá/ doanh thu (P/S: Price/ Sales)

Trong các giai đoạn mà doanh nghiệp ở thời kì bão hòa, thời kì biến động mạnh hoặc trường hợp mà thu nhập của công ty bằng 0 thì tỉ số này được sử dụng thay thế cho các tỉ số đã nêu ở trên một cách phù hợp. Tuy nhiên, thường thì tỉ số này rất ít được sử dụng, nó thường dùng để so sánh các doanh nghiệp trong cùng ngành nhiều hơn và chính xác hơn là dùng để định giá một doanh nghiệp riêng lẻ.

Nhược điểm của chỉ số này là không phản ánh được sự khác nhau về cấu trúc chi phí giữa các công ty và doanh thu là một đại lượng phụ thuộc vào sổ sách nên dễ bị bóp méo theo phương pháp ghi nhận doanh thu và chi phí, vì thế, trong định giá doanh nghiệp rất ít dùng chỉ số này.

- Phương pháp này tính toán đơn giản, dễ thao tác và thực hiện.

- Áp dụng phương pháp này, nhà đầu tư dễ dàng tìm số liệu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường, vì thế, phương pháp này đặc biệt thích hợp với nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán, những người gặp khó khăn trong việc tiếp xúc đầy đủ với tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Nhược điểm:

Chính vì phương pháp này quá đơn giản, nó không xét đến các yếu tố tiềm năng, các yếu tố về tốc độ tăng trưởng, khả năng phát triển và rủi ro của doanh nghiệp nên giá trị doanh nghiệp tính toán được không phản ánh chính xác những gì doanh nghiệp có.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phương pháp định giá doanh nghiệp trong mua bán & sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 25 - 28)