Về các vấn đề kế toán:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phương pháp định giá doanh nghiệp trong mua bán & sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 77 - 79)

Chương III: Hoàn thiện phương pháp định giá trong giao dịch M&A ở Việt Nam

3.2.1. Về các vấn đề kế toán:

- Hiện nay, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam đang có nhiều sự khác biệt với chuẩn mực kế toán quốc tế, điều này gây ảnh hưởng tới các doanh nghiệp trong việc tiếp cận với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế nước ngoài. Khi tiến hành thực hiện M&A có yếu tố nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam dễ gặp khó khăn trong thương lượng và xử lý các khoản mục tài chính, việc định giá cũng gặp nhiều cản trở.

- Hiện nay, tài sản vô hình là giá trị góp phần rất lớn trong giá trị của doanh nghiệp nhưng việc ghi nhận giá trị tài sản vô hình đang dừng lại ở giá gốc, điều này gây thua thiệt cho các doanh nghiệp trong nước khi thương lượng giá cả trong các thương vụ M&A. Mô hình giá gốc có ưu điểm đối với công tác kế toán là đơn giản, dễ áp dụng nhưng Mô hình giá trị hợp lý phản ánh chính xác hơn giá trị thị trường của tài sản tại thời điểm định giá. Việc phức tạp trong áp dụng mô hình giá trị hợp lý, cũng như khó khăn trong việc thiết lập một thị trường định giá theo tiêu chuẩn quốc tế được thực hiện hằng ngày như ở các nước phát triển Anh, Mỹ khiến cho mô hình áp dụng ở Việt Nam vẫn chỉ đang dừng lại ở mô hình giá gốc. Đối với các doanh nghiệp, giá trị tài sản cố định vô hình quyết định khá nhiều vị thế của chính doanh nghiệp đó trên thương trường. Đối với các giao dịch M&A, giá trị tài sản vô hình còn là một yếu tố quyết định sự thay đổi giá cả mua bán. Khi một doanh nghiệp nước ngoài gia nhập thị trường Việt Nam, điều đầu tiên họ muốn khi thực hiện mua bán sáp nhập là tận dụng thị phần có sẵn của doanh nghiệp đối tác. Trong các giao dịch mang tính chất này thì giá trị vô hình của doanh nghiệp là một lợi thế cho doanh nghiệp trong nước khi đàm phán.

- Các thông tin tài chính của các ngành nghề và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chưa được xử lý đồng bộ và thống nhất trong quá trình định giá. Nguyên nhân là do chưa có tổ chức nào hoạt động trên thị trường Việt Nam nghiên cứu về những vấn đề đó. Các giá trị như tốc độ tăng trưởng của ngành, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn trước hoặc tốc độ tăng trưởng dự báo, lãi suất phi rủi ro, hệ số β... Các công ty chứng khoán ở Việt Nam đưa ra những giá trị này theo các phương pháp không đồng

nhất, mỗi công ty đưa ra một giá trị khác nhau nên những giá trị này chỉ mang tính chất tham khảo phù hợp với những mục đích nghiên cứu riêng, không có tính chất công bố thông tin chung và áp dụng cho toàn bộ các nghiệp kinh tế.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phương pháp định giá doanh nghiệp trong mua bán & sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w