Thực trạng định giá doanh nghiệp trong giao dịch M&A ở Việt Nam:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phương pháp định giá doanh nghiệp trong mua bán & sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 66 - 67)

chương II: Thực trạng định giá doanh nghiệp trong M&A ở Việt Nam.

2.2.Thực trạng định giá doanh nghiệp trong giao dịch M&A ở Việt Nam:

Nam:

2.2.1Định giá trong hoạt động M&A:

Định giá công ty mục tiêu trong giao dịch M&A cũng không có gì khác biệt quá lớn đối với công tác định giá bất kì một doanh nghiệp nào. Tuy nhiên định giá doanh nghiệp trong giao dịch M&A coi trọng phần bù cho giá trị kiểm soát và giá trị cộng hưởng từ M&A như một bộ phận quan trọng tạo nên giá trị công ty. Giá trị của công ty thu được là tổng giá trị của các bộ phận được định giá gồm giá trị nguyên trạng của công ty, giá trị kiểm soát và giá trị cộng hưởng từ sáp nhập.

- Định giá nguyên trạng: Định giá độc lập, riêng biệt công ty mục tiêu tại thời điểm trước M&A. Những chính sách hiện tại của công ty trong đầu tư, tài chính và phân chia cổ tức được ước lượng và sử dụng phương pháp định giá thích hợp để đưa ra giá trị của doanh nghiệp. Giá trị đưa ra trong trường hợp này là giá trị của công ty mục tiêu nếu như không thực hiện M&A mà phát triển theo chính sách và kế hoạch đã đề ra từ trước, không có sự tham gia của công ty thâu tóm.

- Giá trị kiểm soát: Khi những công ty mục tiêu đang có một bộ máy quản lý hoạt động kém hiệu quả thì các nhà đầu tư sẵn sàng trả một mức giá cao hơn mức giá thị trường để có được công ty. Sau khi thực hiện M&A, việc tiếp theo là thực hiện việc thay thế bộ máy quản trị, vì thế giá trị này thường gặp nhiều hơn trong tiếp quản thù địch. Bộ máy quản trị mới sẽ phải hoạt động tốt hơn, mang lại nhiều lợi ích cho công ty hơn bộ máy đã thay thế, phần chênh lệch giá trị do họ mang lại chính là giá trị kiểm soát được xác định:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phương pháp định giá doanh nghiệp trong mua bán & sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 66 - 67)