Nhận định về xu hướng M&A tại Việt Nam:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phương pháp định giá doanh nghiệp trong mua bán & sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 73 - 77)

Chương III: Hoàn thiện phương pháp định giá trong giao dịch M&A ở Việt Nam

3.1. Nhận định về xu hướng M&A tại Việt Nam:

Cuộc khủng hoảng toàn cầu đang gây nên rất nhiều khó khăn cho phát triển kinh tế, Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Hoạt động M&A trong năm 2009 chắc chắn sẽ gặp một số khó khăn nhất định nhưng theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế thì Việt Nam vẫn đang là một thị trường thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư vì ở đây có tiềm năng phát triển về lâu dài theo hướng tích cực. Tuy vậy, các giao dịch M&A chắc chắn sẽ được tiến hành thận trọng hơn, điều này sẽ làm giảm nhịp độ tăng trưởng của hoạt động này. Quy mô và số lượng các thương vụ sẽ không còn nhiều như các năm trước. Ngoài ra, các thương vụ còn bị dừng lại từ giữa năm 2008 cũng sẽ được tiếp tục hoàn thành trong năm tới. Có nghĩa là, trong nửa đầu năm 2009, thì sự sôi động của thị trường M&A vẫn đang được duy trì từ năm 2008, hoạt động này chưa bị ảnh hưởng sâu sắc của khủng hoảng, các giao dịch tiềm năng này vẫn đang có sức ảnh hưởng lên toàn bộ hoạt động mua bán và sáp nhập trong năm.

Các doanh nghiệp trong năm 2008 chịu ảnh hưởng sâu sắc của khủng hoảng đang từng bước khắc phục và phát triển. Hy vọng với các thay đổi tích cực trong hệ thống pháp lí, trong những năm tới thì các doanh nghiệp này sẽ có những biện pháp để thay đổi trong hoạt động, kể cả cấu trúc lại doanh nghiệp để phát triển. Việc mở rộng hành lang pháp lí cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào thị trường nội địa, trong tất cả các ngành chắc chắn thời gian tới sẽ xuất hiện ngày càng nhiều doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài. Sự cạnh tranh sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế, thêm nữa, các công ty đa quốc gia xuất hiện chắc chắn sẽ kéo theo xu hướng phát triển của hoạt động M&A. Vì vậy, hoạt động M&A ở Việt Nam trong năm tới hy vọng không những không bị giảm sút mà còn có thể tăng hơn so với năm trước đó.

Theo số liệu thu thập được thì ta có biểu đồ sau về tỷ lệ thay đổi các thương vụ M&A diễn ra trong hai năm 2007 và 2008:

Biểu đồ 3.1: tỷ lệ phần trăm các giao dịch mua bán theo các ngành nghề - Mục tiêu M&A tại Việt Nam

Nguồn: Thomson Reuters, theo nghiên cứu của PricewaterhouseCoopers. Một số ngành cụ thể dưới đây được nhiều chuyên gia nhận định là sẽ phát triển nhộn nhịp trong lĩnh vực M&A thời gian tới:

- Ngành bán lẻ:

Ngành bán lẻ ở Việt Nam là ngành có tiềm năng bởi dân số đông, thêm tốc độ đô thị hóa cao. Tuy là ngành có trang bị hiện đại, nhưng ở thị trường trong nước, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này vẫn chưa tận dụng được hết. Số lượng doanh nghiệp có trang bị hiện đại được đánh giá ít hơn 20%, trang bị cũng vẫn còn thấp so với mức trung bình của châu lục. Vì thế, hoạt động M&A diễn ra trong ngành này là tất yếu để phát triển quy mô và nâng cấp trang thiết bị hiện đại.

0%5% 5% 10% 15% 20% 25% ngành tài chính ngành nguyên vật liệu ngành công nghiệp ngành giải trí và truyền thông ngành hàng tiêu dùng 2008 2007

- Ngành bất động sản:

Khủng hoảng tài chính gây nên một cơn bão lớn trong thị trường bất động sản, những quy định mới của nhà nước về lĩnh vực này sẽ khiến cho nhiều công trình bị dừng giải ngân, nhiều dự án bị hủy bỏ. Trong giai đoạn khó khăn này, nhiều doanh nghiệp coi mảng kinh doanh bất động sản chỉ là thứ yếu cũng sẽ nghiên cứu phương án bán lại hoạt động này cho các doanh nghiệp hoạt động chính thức trong lĩnh vực này, có tiềm năng và nội lực đứng vững trong giai đoạn khó khăn.

- Ngành dịch vụ tài chính:

Ngành này đang có tốc độ phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam trong khoảng 10 năm trở lại đây. Các công ty chứng khoán và các ngân hàng địa phương đang đứng trước nhiều khó khăn trong cuộc khủng hoảng toàn cầu, với tiềm lực tài chính còn chưa quá mạnh, các tổ chức này sẽ phải tăng quy mô hoạt động. Thường thì sự lựa chọn của các tổ chức này là kết hợp với các tổ chức khác cùng quy mô hoặc bán lại cho các tổ chức có quy mô lớn hơn. Theo khuyến nghị của các nhà nghiên cứu thì trong giai đoạn hiện nay, tình hình kinh tế trong nước và toàn cầu tác động tốt lên tổ chức bán, giá được trả sẽ cao hơn gây áp lực cho bên mua nhiều hơn.

Các công ty bảo hiểm cũng đang phát triển mạnh với sự tham gia của các tổ chức nước ngoài. Những người muốn gia nhập thị trường ngày càng đông nhưng gặp phải trở ngại về yêu cầu vốn tối thiểu, họ khắc phục hạn chế này bằng cách kết hợp với các tổ chức đã có giấy phép trước đó để hợp thức hóa việc tham gia là người mới trên thị trường tiềm năng này.

Việc rầm rộ phát triển các công ty chứng khoán thời gian trước cho đến nay đã xuất hiện rất nhiều công ty chứng khoán trong khi trên thị trường số công ty

niêm yết thời gian này không tăng nhiều. Các công ty chứng khoán có xu hướng kết hợp với nhau hoặc kết hợp với các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính khác có kinh nghiệm đầu tư, có đội ngũ nhân viên có nghiệp vụ tốt để phát huy uy tín của tổ chức mình.

Nói chung, trong lĩnh vực này, vẫn được hy vọng là có các thương vụ M&A nổi bật, ngoài ra yếu tố nước ngoài cũng giúp cho các giao dịch M&A trong lĩnh vực này được thực hiện chuyên nghiệp hơn và có cơ sở khoa học hơn.

- Ngành viễn thông:

Việc các đại gia của ngành công bố niêm yết trên thị trường chứng khoán cũng không tạo thuận lợi cho hoạt động M&A nhưng thông qua việc bán cổ phần cho các cổ đông chiến lược thì hoạt động mua bán cũng được tiến hành sau cổ phần hóa. Ngoài ra những thay đổi về việc ban hành các loại giấy phép 3G cho một số ít các công ty viễn thông tại Việt Nam có khả năng kích thích hơn nữa các giao dịch mua bán do các nhà điều hành địa phương tìm các nhà đầu tư có loại giấy phép 3G và có khả năng tài chính tham gia vào thông qua việc bán số cổ phần cho các cổ đông chiến lược.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phương pháp định giá doanh nghiệp trong mua bán & sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w