Cơ sở pháp lí:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phương pháp định giá doanh nghiệp trong mua bán & sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 81 - 82)

Chương III: Hoàn thiện phương pháp định giá trong giao dịch M&A ở Việt Nam

3.2.4.Cơ sở pháp lí:

Hệ thống pháp lí ở Việt Nam tuy đã được cải thiện nhiều nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Hiệu lực thực hiện các văn bản pháp lí ở Việt Nam chưa cao,

nhất là trong lĩnh vực kinh tế thì các doanh nghiệp vẫn đang tìm mọi cách để “lách” luật.

Quá trình M&A kéo theo nguy cơ thâu tóm nhằm lũng đoạn thị trường, hiện nay Việt Nam vẫn chưa có luật riêng chống độc quyền như các nước phát triển khác

Ở Việt Nam hiện nay chưa có một văn bản pháp luật nào riêng có quy định về hoạt động M&A, các quy định về M&A đang nằm ở rải rác khá nhiều văn bản pháp luật khác nhau, điều này gây khó khăn cho việc áp dụng khi thực hiện. Các quy định của hoạt động này mang tính tổng quát và còn rất ngắn gọn, chưa có những quy định cụ thể về những vấn đề đặc thù của hoạt động M&A khiến quá trình thực hiện chưa có quy chuẩn rõ ràng, khó tiến hành một cách đồng bộ.

Khung pháp lí điều chỉnh công tác định giá chưa hoàn thiện, xác định các yếu tố đầu vào chưa chính xác và khoa học, chưa có tổ chức chịu trách nhiệm đưa ra những giá trị như lãi suất phi rủi ro, hệ số β… chính xác chung cho công tác định giá của tất cả các doanh nghiệp áp dụng.

Trên đây là những hạn chế của thị trường giao dịch ở Việt Nam, dễ dàng nhận ra rằng, những hạn chế vừa nêu không chỉ gây khó khăn cho quá trình thực hiện M&A mà còn là những hạn chế gây ảnh hưởng tới sự khỏe mạnh của nền kinh tế. Nhà Nước cần quan tâm khắc phục những hạn chế đó sớm nhất và tốt nhất có thể để nền kinh tế hoạt động hiệu quả và khỏe mạnh. Sau đây, vì thời gian nghiên cứu và kiến thức chuyên sâu thực tế có hạn, đề tài chỉ đưa ra một vài đề nghị nhằm cải thiện phần nào hiệu quả của quá trình định giá hiện nay trong giao dịch M&A.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phương pháp định giá doanh nghiệp trong mua bán & sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 81 - 82)