Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Một số giải pháp mở rộng dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP á Châu chi nhánh Huế (2009) (Trang 65 - 67)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH HUẾ

3.1.2.2. Yếu tố chủ quan

Máy ATM thường gặp phải vấn đề bảo dưỡng. Nếu vấn đề quá phức tạp thì buộc ngân hàng phải nhờ tới sự giúp đỡ của các chuyên gia nước ngoài. Điều này làm gián đoạn đến việc thanh toán thẻ, tốn kém thời gian công sức, tiền bạc của khách hàng. Bên cạnh đó còn ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng về sau. Đồng thời mạng lưới ATM của ACB Huế vẫn chưa phát triển mạnh.

Về mạng lưới thanh toán thẻ: Thẻ thanh toán quốc tế do ngân hàng phát hành không bị hạn chế về khả năng sử dụng ở nước ngoài, nhưng trái lại nếu sử dụng trong

nước, mà đặc biệt ở trên địa bàn thành phố Huế thì còn hạn chế vì số lượng cơ sở chấp nhận thẻ còn ít.

Về tiện tích do thẻ mang lại: đối với thẻ ATM: chỉ rút được tiền mặt, chưa thực hiện được chuyển khoản tại máy. Đối với thẻ quốc tế, việc thanh toán hóa đơn điện, nước... qua dịch vụ Callcenter chỉ thực hiện được ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh.

Về nhân sự: Thẻ là một lĩnh vực còn khá mới mẻ, do đó chưa có trường lớp nào đào tạo một cách bài bản. Chi nhánh cũng đã cử nhân viên đi học các khoá nghiệp vụ ngắn hạn, tuy nhiên thời gian học vẫn chưa nhiều, chủ yếu là quan sát, học hỏi kinh nghiệm từ thực tiễn, từ những người đi trước.

Một số mã lỗi thường gặp trong giao dịch ATM

Máy bảo dưỡng: chủ yếu là do hư phần cứng của máy. Máy hết biên lai.

Tài khoản không đủ tiền giao dịch hoặc số lần giao dịch vượt quá hạn quy định. Thẻ hết hạn sử dụng mà khách hàng không tới ngân hàng phát hành thẻ để gia hạn. Nhập sai mã PIN 3 lần nên thẻ bị giữ: thường do khách hàng quên, nhầm lẫn, không biết số PIN hay sử dụng số PIN không đúng định dạng. Cá biệt một số ít trường hợp do lỗi kỹ thuật, hệ thống mã hóa và giải mã thông tin qua lại trên đường truyền bị nhiễu cũng dẫn đến lỗi sai PIN.

Lỗi do database trong trung tâm thẻ Sài Gòn không liên kết được, tức là không liên kết được thông tin khách hàng từ máy chủ (host).

Chọn sai loại tài khoản giao dịch đối với từng loại thẻ.

Thẻ chưa được kích hoạt (Active): Do thiếu sót trong quá trình cấp thẻ mới hay thẻ bị khóa do yêu cầu nhưng chưa được mở code trước khi sử dụng.

Lỗi hệ thống làm treo các ứng dụng trong máy ATM, lỗi kỹ thuật bộ phận đọc thẻ (Card reader) cũng gây ra sự cố giữ thẻ không mong muốn.

Một số rủi ro có thể phát sinh khi thanh toán thẻ

Trường hợp không giao dịch nhưng vẫn có phát sinh. Nguyên nhân có thể là do khách hàng không nhớ mình đã giao dịch hay ủy quyền giao dịch cho người khác, hoặc không nhớ chi tiết các giao dịch phát sinh. Do đó ngân hàng thu một số loại phí dịch vụ

khi khách hàng thực hiện giao dịch… Khách hàng để lộ số PIN, máy ATM bị lỗi khi đang giao dịch, hệ thống không tự hoàn trả được hoặc do ngân hàng thu phí trùng lặp, do nhân viên giao dịch thẻ nhầm lẫn trong khâu nhập dữ liệu…

Không thanh toán được hàng hóa nhưng vẫn bị trừ tiền vào tài khoản.

Cơ sở chấp nhận thẻ cung cấp hàng hoá dịch vụ theo yêu cầu của chủ thẻ qua thư hoặc điện thoại trên cơ sở các thông tin về thẻ như: Loại thẻ, số thẻ, ngày hiệu lực, tên chủ thẻ. Trong trường hợp chủ thẻ chính thức không phải là khách hàng đặt mua hàng cơ sở chấp nhận thẻ bị ngân hàng phát hành từ chối thanh toán. Trường hợp này dễ dẫn đến rủi ro cho cơ sở chấp nhận thẻ hoặc ngân hàng thanh toán.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp mở rộng dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP á Châu chi nhánh Huế (2009) (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w