Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần xi măng Bút Sơn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần xi măng Bút Sơn (Trang 33 - 35)

I. Các đặc điểm của công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn ảnh hưởng đến công tác đào

2.3.Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần xi măng Bút Sơn

2. Một số đặc điểm của Công ty xi măng Bút Sơn ảnh hưởng đến đào tạo và phát triển

2.3.Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần xi măng Bút Sơn

Sơ đồ 2 :Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần Xi măng Bút Sơn

Nguồn: Phòng Tổ chức lao động

Mô hình và cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần xi măng Bút Sơn gồm:

- Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của công ty bao gồm tất cả các cổ đông có quyền tham dự theo quy định của điều lệ công ty. Đại hội đồng cổ đông sẽ thông qua điều lệ tổ chức hoạt động và quyết định chiến lược phát triển của công ty, đồng thời kiểm soát hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị Ban kiểm soát

PGĐ

Cơ điện Kỹ thuậtPGĐ Đầu tưPGĐ Kinh doanh PGĐ DABS2BQL Giám đốc Các phòng Ban chức năng Các phòng Ban chức năng Các phòng Ban chức năng Các phòng Ban chức năng Các phòng Ban chức năng

- Hội đồng quản trị sẽ là cơ quan trực tiếp quản lý điều hành công ty để thực hiện các chiến lược hoạt động và phát triển của công ty đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua.

- Ban kiểm soát công ty: có nhiệm vụ kiểm tính hợp pháp, hợp lý trong mọi hoạt động quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của công ty.

- Giám đốc công ty: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người điều hành công ty, là chủ tài khoản công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tổng công ty xi măng Việt Nam và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Công ty.

- Các Phó Giám đốc giúp Giám đốc chỉ đạo điều hành từng lĩnh vực công tác được phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty và trước pháp luật nhà nước về những quyết định của mình. Mỗi phó giám đốc sẽ phụ trách một số phòng ban theo lĩnh vực được phân công. Hiện nay công ty có 4 Phó giám đốc phụ trách gồm: Phó giám đốc Cơ điện; Phó giám đốc Kỹ thuật; Phó giám đốc Kinh doanh; Phó giám đốc Đầu tư.

- 34 phòng ban, đơn vị và chi nhánh, Ban quản lý dự án Bút Sơn II.

Như vậy, nhìn vào sơ đồ trên có thể thấy cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần xi măng Bút Sơn là mô hình trực tuyến chức năng. Với mô hình cơ cấu tổ chức này thì mỗi phòng ban, đơn vị có chức năng nhiệm vụ riêng, do đó không có sự chồng chéo mà giữa các phòng ban đơn vị có sự phối hợp với nhau để thực hiện nhiệm vụ một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đồng thời, cơ cấu tổ chức này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty. Phòng Tổ chức lao động sẽ chịu trách nhiệm chung về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của toàn công ty, mỗi phòng ban, phân xưởng sẽ có cán bộ phụ trách công tác đào tạo thực hiện các công việc có liên quan đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại đơn vị mình như xác định nhu cầu đào tạo, lựa chọn đối tượng đào tạo, xây dựng nội dung môn học, bài giảng, lựa chọn cán bộ làm công tác giảng dạy... Chính nhờ đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Mặt khác với mô hình cơ cấu tổ chức khá phức tạp trên thì cũng đòi hỏi đội ngũ cán

bộ quản lý cũng phải có trình độ chuyên môn cao để có thể quản lý, điều hành công ty có hiệu quả.

II. Phân tích thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn

1. Kết quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Xi măng Bút Sơn trong 3 năm 2004 - 2006.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần xi măng Bút Sơn (Trang 33 - 35)