I. Các đặc điểm của công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn ảnh hưởng đến công tác đào
2. Phân tích thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ
2.5. Phương pháp đào tạo
Phương pháp kèm cặp, chỉ dẫn: phương pháp này được áp dụng đối với những người mới được tuyển dụng vào công ty, chủ yếu là những người mới tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng và trung cấp, và những công nhân kỹ thuật mới được đào tạo tại trường đào tạo công nhân kỹ thuật ở Hải Phòng. Đối với những người này do chưa quen việc và chưa có kinh nghiệm nên thường được giao cho những cán bộ có trình độ cao và có nhiều kinh nghiệm kèm cặp chỉ bảo. Tuy nhiên phương pháp này được sử dụng ở công ty chiếm tỷ lệ rất nhỏ là do số lượng nhân viên được tuyển dụng mới vào công ty hàng năm rất ít và đều qua quá trình tuyển dụng rất nghiêm ngặt nhằm đảm bảo chọn được người phù hợp với công việc.
Phương pháp kèm cặp học nghề: Phương pháp này áp dụng để đào tạo thêm nghề cho những người công nhân vận hành máy móc đã có trình độ từ bậc 2 trở lên và có số năm vận hành thiết bị từ 4 năm trở lên, tùy thuộc vào yêu cầu công việc của phân xưởng. Đồng thời phương pháp này còn được áp dụng để đào tạo thi nâng bậc cho công nhân trong công ty. Giáo viên là những kỹ sư và công nhân có trình độ cao và có nhiều kinh nghiệm của công ty sẽ giảng dạy lý thuyết và hướng dẫn thực hành ngay tại phân xưởng. Sau khóa học công nhân sẽ được thi cả lý thuyết lẫn thực hành, nếu đạt sẽ được giám đốc công ty cấp chứng chỉ.
Mở lớp cạnh công ty: Đây là phương pháp đào tạo được áp dụng chủ yếu ở công ty, đào tạo cả cán bộ quản lý và công nhân sản xuất. Các học viên sẽ được học tại các phòng học do công ty xây dựng với các trang thiết bị phục vụ cho học tập dưới sự giảng dạy của các giáo viên của các trường đại học như Bách khoa, Kinh tế Quốc Dân, Đại học Quốc gia, Học viện Hành chính quốc gia và các trung tâm….
Gửi đi học ở các trường chính quy và các trung tâm: Hàng năm công ty đều cử cán bộ đi học học các lớp bồi dưỡng ngắn hạn do Tổng công ty xi măng tổ chức, do trường bồi dưỡng cán bộ ngành xây dựng và một số trung tâm. Những người được cử đi học theo hình thức này chủ yếu là cán bộ lãnh đạo
cấp cao, cán bộ quản lý và các kỹ sư phòng điều hành trung tâm. Ngoài ra, có một số trường hợp có nguyện vọng được đi học tại chức tại các trường đại học chính quy cũng được công ty xem xét và phê duyệt, tuy nhiên chiếm tỷ lệ rất ít.
Phương pháp hội thảo, học tập trong nước và nước ngoài: Đây cũng là phương pháp đào tạo mà công ty áp dụng nhưng chiếm tỷ lệ rất ít. Hàng năm công ty có cử một số cán bộ tham gia các hội thảo, học tập trao đổi kinh nghiệm về quản lý điều hành sản xuất kinh doanh, công nghệ sản xuất xi măng của tại các công ty xi măng khác trong nước cũng như ở nước ngoài như ở Trung Quốc, Malaysia, Singapore. Bên cạnh đó, mỗi quý một lần Hội đồng khoa học của công ty đều tổ chức một cuộc hội thảo về các chuyên đề có liên quan trong việc tiến hành sản xuất cho cán bộ nhân viên. Ví dụ như năm 2006 tổ chức hội thảo về chuyên đề “ Sửa chữa hỏng hóc hệ thống lò quay”, “ Sửa chữa bệ ga”.
Các phương pháp đào tạo ở công ty nhìn chung là phù hợp với chương trình đào tạo và đối tượng đào tạo. Với quy mô đào tạo hàng năm là rất lớn nên phương pháp mở lớp cạnh công ty là hoàn toàn phù hợp với công ty, cung cấp cho người học những kiến thức hệ thống và tiết kiệm được nhiều chi phí hơn so với việc cử người đi học. Tuy nhiên phương pháp đào tạo tại công ty chủ yếu là giáo viên thuyết trình, còn