So sánh lạm phát của Việt Nam và Mỹ:

Một phần của tài liệu Kiểm soát lạm phát tại Việt Nam thông qua chính sách tiền tệ 2 (Trang 33 - 34)

1. Nguyên nhân lạm phát:

Nhìn bề ngoài có vẻ giống nhau đều là nguyên nhân tiền tệ.

- Ở Mỹ:

Năm 2007 là năm ảm đạm trong nền Kinh tế Mỹ khi mà đồng đôla xuống giá nghiêm trọng. So với đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc, đồng đôla mất giá tới 5%. Còn so với đồng Euro, tỉ giá hối đoái vào cuối năm 2007 của đồng đôla so với đồng Euro là 1.474 USD/1Euro (trong khi đó, vào năm 2006 tỉ giá USD/Euro luôn dưới mức 1.3). Sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ là nguyên nhân chính dẫn đến việc mất giá của đồng tiền đồng thời kéo theo một loạt những hiệu ứng xấu. Người dân Mỹ và những người tích trữ đôla trên thế giới không còn tin vào đồng tiền xanh dương này nữa và mong muốn đổi nó ra vàng. Đây chính là cơn khủng hoảng tín dụng của nước Mỹ. Giá dầu thô tăng lên gần 100 đô la một thùng vào cuối năm 2007, lạm phát đạt mức kỉ lục trong vòng 17 năm qua. Cục Dự trữ Liên bang liên tục cắt giảm lãi suất song song với cung ứng tiền mặt. Đây là nguyên nhân chính của lạm phát Mỹ cuối năm ngoái đầu năm nay.

- Ở Việt Nam:

Nguồn vốn FDI cũng như dòng ngoại tệ chảy vào thị trường chứng khoán trong năm 2007 đã khiến cho lượng đôla của chúng ta tăng đột biến. Không thể không tạo điều kiện cho đầu tư và phát triển, Ngân hàng Nhà nước đã phải cung ra số lượng khổng lồ tiền đồng để mua hết số đôla này. Đồng đôla mất giá, đồng nghĩa với việc tiền Việt lên giá. Người ta lại dồn dập bán đôla để thu tiền Việt. Cung tiền đồng lại phải tăng thêm để giữ tỉ giá hối đoái (VND/USD) khỏi xuống quá thấp. Do đó, lạm phát ở nước ta không gì khác là một hiện tượng tiền tệ. Con số lạm phát lên đến 12.63% so với chỉ số tăng GDP là 8.5% - nghĩa là về thực chất chúng ta tăng trưởng âm.

2. Chính sách Nhà Nước áp dụng:

Đối với Mỹ, chủ trương là hi sinh lạm phát để cứu lấy tăng trưởng. Trong năm qua, tăng trưởng Mỹ chỉ đạt 1.9%, thấp hơn 1% so với năm 2006 (2.9%). Tốc độ tăng trưởng thụt lùi như vậy cho thấy những báo động đỏ trong nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ của Mỹ lại không phải là thắt chặt cung tiền như nhiều người dự đoán. Mỹ chủ trương duy trì đồng đô la thấp và lãi suất liên tục bị cắt giảm.

Ngược lại, đối với Việt Nam, bắt đầu năm 2008, chính sách tiền tệ vốn không được áp dụng nhiều, nay lập tức phát huy sức mạnh. Tiền tệ thắt chặt lập tức bằng cách Ngân hàng Trung ương tung ra hơn 20.000 tỉ dồng tín phiếu buộc các Ngân hàng Thương mại phải mua vào. Điều này giúp giảm triệt để lượng cung tiền và tác động mạnh đến tình hình lạm phát. Tuy nhiên, lãi suất đã và sẽ lên cao bởi vì lượng cung tiền mặt giảm xuống. Vừa qua, Nhà nước đã yêu cầu mức lãi suất nhận gửi chỉ tối đa là 12% để tránh cuộc sát phạt lãi suất giữa các Ngân hàng Thương mại. Điều này đồng nghĩa với việc lãi suất cho vay sẽ rất cao. Các doanh nghiệp khó có khả năng vay vốn kinh doanh. Giá cả cũng chưa chắc xuống thấp được vì dù đồng tiền tăng giá vì lượng tiền lưu thông giảm xuống nhưng chi phí vốn của các doanh nghiệp sẽ đẩy giá lên (lạm phát chi phí đẩy).

Một phần của tài liệu Kiểm soát lạm phát tại Việt Nam thông qua chính sách tiền tệ 2 (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)