Tác động đến thị trường chứng khoán:

Một phần của tài liệu Kiểm soát lạm phát tại Việt Nam thông qua chính sách tiền tệ 2 (Trang 40 - 43)

Ngay từ đầu năm nay trong bảng phân tích đánh giá thị trường chứng khoán khu vực ngân hàng HSBC đã khuyến cáo khách hàng của họ giảm mức đầu tư vào Việt Nam từ 2% xuống còn 0.5% trong danh mục đầu tư vào cổ phiếu vùng Châu Á - Thái Bình Dương. Và dĩ nhiên không phải không có cơ sở mà HSBC lại có cái nhìn không lạc

quan về thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2008 này. Thực tế trong những tháng đầu năm nay thị trường chứng khoán đã xuống dốc khủng khiếp, tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) phải lao vào ra tay cứu giúp thị trường mới có màu xanh trở lại. Thị trường chứng khoán nước ta thời gian qua lên hay xuống phụ thuộc vào chính sách tiền tệ nới lỏng hay thắt chặt của Ngân hàng Nhà nước. Đầu tiên thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực với quy định 03/2008/QĐ-NHNN ngày 1/2/2008 về sửa đổi chỉ thị 03 về cho vay chứng khoán. Bởi vì quyết định 03 còn thắt chặt cho vay chứng khoán hơn so với chỉ thị 03. Cùng với các biện pháp thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước làm cho thị trường tiền tệ nóng lên, hàng loạt các Ngân hàng hạn chế cho vay, vay vốn đầu tư chứng khoán lại càng không thể. Thị trường chứng khoán giảm một cách thê thảm, bao nhiêu thành quả của năm 2007 đã bị phủi sạch. Nhà đầu tư không còn tin vào thị trường chứng khoán nữa và nghiêm trọng hơn là họ không còn tin vào toàn bộ nền kinh tế vĩ mô nói chung và toàn bộ hệ thống tài chính. Nếu thị trường chứng khoán suy thoái, kéo theo sự sụp đổ của lòng tin. Do vậy thị trường khó mà tăng trưởng khoẻ mạnh, khó mà tạo ra tỷ suất sinh lợi cao nữa. Mà thị trường không tạo ra tỷ suất sinh lợi cao thì nhà đầu tư nước ngoài không còn cảm thấy thị trường Việt Nam hấp dẫn nữa. Vì vậy sẽ cản trở quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Những gì diễn ra trong thời gian qua thể hiện quyết tâm Nhà nước chấp nhận giảm mục tiêu tăng trưởng để kìm hãm lạm phát. Dự báo trong năm nay 2008 Nhà nước sẽ tiếp tục thực hiện thắt chặt tiền tệ cho đến cuối năm. Và từ những đánh giá trên chúng ta có thể nhận ra rằng thắt chặt tiền tệ cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận rủi ro suy giảm tăng trưởng, đồng tiền tăng giá, thị trường vốn phát triển chậm lại và bỏ lỡ cơ hội thu hút vốn đầu tư gián tiếp.

Đối với Việt Nam, các giải pháp của Chính phủ nhằm cố gắng chặn đứng lạm phát là đúng nhưng rõ ràng phản ánh năng lực dự báo còn hạn chế của các cơ quan có liên quan trước các diễn biến phức tạp hiện nay. Sự phản ứng chính sách “gấp gáp”, “đuổi theo thị trường” dường như đang tác động ngược lại với các mục tiêu lớn và nhất là có thể càng tạo nên những “cú sốc” đối với thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán và cả nền kinh tế.

Với diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ và chứng khoán hiện nay, các chính sách của Chính phủ cần ưu tiên ổn định tiền tệ và phải đảm bảo đồng thời kích thích

được thị trường chứng khoán và không làm đình trệ thị trường tiền tệ. Phản ứng của thị trường vừa qua cho thấy, Chính phủ không nên dựa quá nhiều vào chính sách tiền tệ (bằng cách sử dụng các liệu pháp quá mạnh thắt chặt tiền tệ) mà cần có sự phối hợp với các chính sách khác và có các giải pháp cẩn trọng phù hợp thực hiện đồng bộ. Việc đưa ra chính sách thắt chặt tiền tệ (như sửa đổi Quyết định 03 hay công cụ chính sách tiền tệ khác) cần đảm bảo sự phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác như chính sách thuế cũng như đi kèm với các giải pháp thúc đẩy từ phía các doanh nghiệp (vi mô) nhằm đảm bảo thị trường không bị “sốc” mà vẫn đi lên ổn định.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHO CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

CÓ HIỆU QUẢ TRONG MỤC TIÊU KIỀM CHẾ LẠM

Một phần của tài liệu Kiểm soát lạm phát tại Việt Nam thông qua chính sách tiền tệ 2 (Trang 40 - 43)