0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP NHẰM CÂN ĐỐI CUNG CẦU HÀNG HOÁ:

Một phần của tài liệu KIỂM SOÁT LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM THÔNG QUA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 2 (Trang 47 -49 )

PHÁT ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

3.2 THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP NHẰM CÂN ĐỐI CUNG CẦU HÀNG HOÁ:

HOÁ:

Bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hóa, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu:

Cân đối cung cầu về hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống nhân dân là tiền đề quyết định để không gây đột biến về giá, ngăn chặn đầu cơ. Thủ tướng chính phủ, các bộ trưởng đã và sẽ tiếp tục làm việc với các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, như: lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, xăng dầu, sắt thép, vật liệu xây dựng, phân bón…, giao nhiệm vụ cho các đơn vị này phải bảo đảm nguồn hàng đồng thời có trách nhiệm cùng chính phủ kiềm giữ giá cả trong khi kiên trì chủ trương thực hiện cơ chế giá thị trường, xóa bỏ bao cấp qua giá.

Hỗ Trợ Các Ngành Nông Nghiệp Và Thủy Sản:

Tập trung điều hành kiềm chế lạm phát và sẽ công khai các chỉ số lạm phát cũng như tăng trưởng. Đối với ngành nông nghiệp, những tiềm năng thế mạnh về tự nhiên, giá cả để thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo, cà phê, cao su, thủy sản… nhằm tham gia cùng cả nước kiềm chế lạm phát. Riêng mặt hàng lương thực, thực phẩm chiếm tới 42.8% trong số những mặt hàng tăng giá, phải ổn định về giá và đảm bảo an ninh lương thực, không để xảy ra tình trạng tăng giá và thiếu cục bộ, đảm bảo thu mua lương thực cho nông dân với giá ổn định. Tập trung chỉ đạo quyết liệt đảm bảo đúng thời vụ và phòng trừ sâu bệnh cho vụ lúa đông xuân ở phia Bắc và vụ hè thu ở phía Nam. Tiếp tục hỗ trợ giống và vốn, đặc biệt là phòng chống dịch bệnh ở gia súc, gia cầm, đồng thời tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản, phấn đấu đạt kim ngạch trên 4.2 tỉ USD trong năm nay. Thuế xuất khẩu gạo, tạm hoãn ký thêm các hợp đồng mới, đảm bảo đến hết tháng 10-2008 xuất khẩu tối đa 3.5 triệu tấn và triển khai sớm hỗ trợ các đối tượng khó khăn trong tình hình giá cả tăng cao.

Cân Đối lại Cán Cân Thương Mại:

Trong điều kiện đồng đôla Mỹ giảm giá so với đồng tiền các nước là thị trường xuất khẩu lớn của nước ta, việc neo giữ quá lâu tỉ giá hối đoái giữa đồng tiền Việt Nam và đồng đôla Mỹ không phản ánh đúng quan hệ thực trên thị trường ngoại tệ. Vì vậy, Chính phủ chủ trương áp dụng tỉ giá linh hoạt với biên độ thích hợp, phản ánh quan

hệ cung cầu trên thị trường, giúp cho việc kiềm chế lạm phát nhưng không ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu, bảo đảm việc mua bán, chuyển đổi ngoại tệ diễn ra thuận lợi. Cán cân thương mại là một chỉ tiêu vĩ mô rất quan trọng. Nhập siêu tăng trong năm 2007 và tăng cao hơn trong quí 1 năm nay, đã đe dọa đến cân đối vĩ mô, đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp kiên quyết để hạn chế tình trạng này trên cơ sở đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu. Để làm việc này, Chính phủ đang chỉ đạo quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp: Ngân hàng Nhà nước bảo đảm đủ vốn và mua hết ngoại tệ cho các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu, xử lý ngay các ách tắc về tín dụng xuất khẩu cho từng trường hợp cụ thể; tăng cường hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại đối với hàng xuất khẩu; cải cách mạnh thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động xuất khẩu để giảm chi phí cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu VN đi đôi với việc áp dụng các hàng rào kỹ thuật và các biện pháp khác phù hợp với các cam kết quốc tế của nước ta để giảm nhập siêu, kể cả việc tăng thuế nhập khẩu những mặt hàng không thiết yếu.

Thị trường bất động sản:

Tiếp tục tạo điều kiện phát triển lành mạnh thị trường bất động sản, chống đầu cơ bất động sản thông qua việc kiểm soát tín dụng, chính sách thuế, kết hợp với những biện pháp hành chính cần thiết. Bộ Xây dựng, các bộ, ngành và địa phương liên quan cần điều chỉnh qui hoạch, rà soát các danh mục đầu tư, dự án… để tăng cường nguồn cung bất động sản, tạo sự cân bằng và phát triển lành mạnh thị trường bất động sản. Đối với dự án tốt, đầu tư đúng và lành mạnh, ngân hàng tiếp tục cho vay, nếu phát hiện có biểu hiện găm giữ, đầu cơ, mua đi bán lại thì phải thu hồi vốn và kiên quyết xử lý, nhất là các doanh nghiệp nhà nước không có chức năng tham gia thị trường này. Đẩy mạnh tăng cung cho thị trường để giải quyết nhu cầu về nhà ở, phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp…

Với thị trường chứng khoán:

Sớm hoàn thiện đề án ổn định và phát triển bền vững, tăng trưởng thị trường chứng khoán. Thực hiện các biện pháp để khôi phục, phát triển thị trường, không để thị trường đi xuống. Tạo điều kiện tăng cung hàng hóa. Có tiến trình cổ phần hóa và IPO các doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tổng công ty và các doanh nghiệp lớn. Tiếp tục triển khai quyết định của ngân hàng nhà nước về kiểm soát cho vay đầu tư, kinh

doanh chứng khoán,nhưng cần tuyên truyền rõ nội dung của quyết định, để tránh tạo yếu tố tâm lý cho rằng Nhà nước chủ trương thu hẹp thị trường.

Một phần của tài liệu KIỂM SOÁT LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM THÔNG QUA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 2 (Trang 47 -49 )

×